Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 5 năm 2021 | 15:28

Phát triển sản xuất cây ăn quả ở Chư Sê: Tiềm năng và giải pháp

Vùng đất Tây Nguyên nói chung và Chư Sê (Gia Lai) nói riêng có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả có giá trị cao như: sầu riêng, bơ, mít, chuối và cây có múi...

t9.jpg
Năm 2020, diện tích trồng sầu riêng tại huyện Chư Sê tăng 88 ha.

 

Tuy nhiên, mọi việc vẫn là tự phát, manh mún. Để tạo thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, các ngành chức năng ở Gia Lai nói chung và huyện Chư Sê nói riêng cần vào cuộc mạnh mẽ.

Diện tích tăng nhanh

Trong điều kiện biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long dần mất lợi thế của vùng trồng cây ăn quả trọng điểm và Tây Nguyên được xem là vùng thay thế tiềm năng. Thời gian qua, diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện Chư Sê liên tục mở rộng, với nhiều loại cây khác nhau, góp phần làm phong phú, đa dạng thị trường trái cây của Gia Lai.

Chư Sê hiện có hơn 1.600ha cây ăn quả, gồm sầu riêng, bơ, chuối, bưởi da xanh, mít… Riêng năm 2020, diện tích các cây trồng mới tăng mạnh như sầu riêng đạt 88ha, bơ 88ha, chuối 92ha, bưởi da xanh 12ha, mít 72ha,… Không chỉ tăng nhanh về diện tích, nhiều nông dân trong huyện đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ  kỹ thuật vào sản xuất, qua đó giúp tăng hiệu quả kinh tế của vườn cây ăn quả và trở thành những triệu phú trên mảnh đất quê hương.

Trước đây, gia đình anh Nguyễn Văn Tâm (thôn 6, xã Ia Blang) chỉ trồng tiêu và cà phê nhưng cây hay bị dịch bệnh, giá cả sản phẩm lại bấp bênh nên từ năm 2015, anh mạnh dạn trồng xen 300 gốc bơ 034. Sau 5 năm, gia đình anh đã thu được quả ngọt và có thu nhập ổn định. Vườn bơ  cho năng suất ổn định, bình quân 15 tấn/vụ/năm, với giá bán 25.000-35.000 đồng/kg, trừ chi phí, lợi nhuận thu được 300 - 375 triệu đồng/năm.

Bắt đầu từ ý định trồng xen cây ăn quả vào vườn hồ tiêu, ông Nguyễn Quốc Anh (làng Ser, xã Kông Htok) đã trồng khoảng 200 gốc sầu riêng Ri6, Monthoong Thái Lan. Đến nay, vườn sầu riêng của ông có 70 cây 8 năm tuổi cho quả, năng suất  khoảng 10 tấn/năm. Với giá bán bình quân 50.000 đồng/kg, tổng thu nhập 500 triệu đồng/năm, trừ chi phí, lợi nhuận khoảng 350-400 triệu đồng/năm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tưởng (làng Ring) là một trong những hộ tiên phong trong xã HBông trồng nhãn với diện tích 6ha, mật độ 500 cây/ha, năng suất 15 tấn/ha, sản lượng đạt 90 tấn/năm. Với giá bán tại vườn 20.000 đồng/kg, doanh thu mỗi năm của ông đạt 1,8 tỷ đồng, lợi nhuận 1,2 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số hộ xen canh cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao như hộ ông Dương Công Lãm (thôn Phú Cường, xã Ia Pal), ông Nguyễn Xuân Tảo (làng Greo Sek, xã Dun), ông Nguyễn Phước Thiện (thôn 6, Ia Blang).

Cần quy hoạch tổng thể

Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình phát triển cây ăn quả ở Chưa Sê vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chưa có quy hoạch phát triển rõ ràng, người dân chủ yếu trồng tự phát nên quy mô sản xuất cây ăn quả manh mún, thiếu vùng chuyên canh quy mô lớn, thiếu sự liên kết trong sản xuất; công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật còn hạn chế.

Trước thực trạng đó, huyện đã ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, định hướng từ nay đến năm 2025 phát triển cây có múi từ 300 - 500ha, chủ yếu là cam, quýt, bưởi, sầu riêng. 

Hiện nay, một số doanh nghiệp bắt đầu đặt liên kết với nông dân, phối hợp với các xã để tuyên truyền, định hướng sản xuất, thu mua sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn, từ đó ký kết hợp đồng bao tiêu cụ thể, ràng buộc trách nhiệm trong sản xuất. Đây là những bước đi đầu để xây dựng và hình thành vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa có chất lượng và bền vững.

 

 

Diễm Thúy
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top