Các chuyên gia về thú y cho rằng, các cơ quan chức năng, người chăn nuôi hợp lực để phòng chống đúng cách thì dịch tả lợn châu Phi (ASF) sẽ được khống chế.
Chưa có vắcxin và thuốc đặc trị
Virus ASF là loại virus có vỏ bọc dễ bị bất hoạt bởi nhiệt. AND virus này ít biến chủng, virus sinh sản trong đại thực bào của tế bào bạch cầu lợn, có kích thước lớn, phức hợp nên khó để sản xuất vắcxin phòng bệnh.
Virus bất hoạt trong môi trường pH11.5, trong môi trường có máu virus sống lâu hơn và bất hoạt ở nhiệt độ 70 độ C. Virus gây bệnh cho tất cả các loại lợn, không gây bệnh cho các vật nuôi khác và không gây bệnh cho người. Virus sinh sản trong bọ thân mềm (Ornithodoros), là vật chủ trung gian truyền bệnh cho lợn, không ký sinh trên các loại ruồi, muỗi, ve bét khác. Bọ Ornithodoros không có ở Việt Nam. Virus không truyền qua thai lợn con và virus loại này đào thải qua phân, nước tiểu, nước bọt, máu của lợn bệnh.
Bệnh ASF có 3 thể bệnh là cấp tính, á cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính xảy ra ở giai đoạn đầu ổ dịch, lợn sẽ chết 100%.
Thể á cấp tính xảy ra ở giai đoạn giữa ổ dịch, lợn có tỷ lệ chết thấp hơn, 30-70%.
Thể mạn tính xảy ra ở cuối ổ dịch và tỷ lệ chết thường rất thấp, hoặc không gây chết nhưng lợn sẽ bị còi cọc.
Hiện nay chưa có vắcxin và thuốc đặc trị cho bệnh dịch ASF.
Khả năng thanh toán ASF là khả thi
Để phòng chống dịch ASF một cách hiệu quả và bền vững, các chuyên gia về thú y cho rằng, nhà nước cần công bố: virus ASF không lây sang người khi tiếp xúc với lợn cũng như thịt lợn. Bệnh ASF không liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, do vậy, người dân có thể tiêu thụ thịt lợn bình thường mà không cần quan tâm đến dịch bệnh ASF.
TS. Kiều Minh Lực, Phó tổng giám đốc phụ trách di truyền giống Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam, cho rằng, Việt Nam khó có thể khống chế và dập tắt ngay được dịch bệnh ASF. Bởi con đường lây nhiễm bệnh ASF chủ yếu là vận chuyển và sử dụng thức ăn, nước thải nhà bếp chưa qua xử lý. Tuy nhiên, Việt Nam không có bọ thân mềm Ornithodoros và số lượng lợn rừng không đáng kể là yếu tố tích cực giảm thiểu mức độ lưu cữu virus ASF trong tự nhiên. Do vậy, khả năng thanh toán bệnh ASF là khả thi trong tương lai.
Giải pháp lâu dài để thanh toán bệnh ASF tại Việt Nam, theo TS. Lực, các cơ quan hữu quan cần tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức dịch bệnh ASF không liên quan đến an toàn thực phẩm nhằm ổn định thị trường thịt lợn và ổn định sản xuất. Mặt khác, cần tiêu hủy lợn chết, cho giết mổ và lưu thông sản phẩm lợn tại địa phương, không cho vận chuyển vào vùng an toàn dịch bệnh nếu không có phiếu xét nghiệm âm tính về ASF.
Tổ chức tuyên truyền các biện pháp hiệu quả, kinh tế nhất trong phòng chống dịch bệnh ASF như sử dụng vôi, thuốc sát trùng, nhập nguồn heo giống âm tính, xử lý thức ăn thừa, nước thải nhà bếp và các biện pháp an toàn sinh học khác. Không vứt xác lợn chết xuống sông, suối, ao, hồ để virus không có chỗ cư trú, dịch bệnh ASF sẽ được thanh toán.
“Mặc dù dịch bệnh đang còn diễn biến phức tạp nhưng số lượng lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh ASF sẽ không đến mức ảnh hưởng lớn đến mất cân đối nguồn cung thịt lợn trong nước. Nhưng do tâm lý bán chạy lợn hơi của người chăn nuôi và người tiêu dùng giảm sử dụng thịt lợn là tác nhân chính làm đảo lộn thị trường và sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất cũng như làm mất cân đối cung cầu thịt lợn trong nước”, TS. Lực đánh giá.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện gửi các bộ, ngành chức năng yêu cầu tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đồng thời, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản,... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân. Các Bộ, ngành và từng thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tổ chức các đoàn công tác đến đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các địa phương. |
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.