Dịch bệnh và môi trường nước bị ô nhiễm khiến người nuôi tôm ở Quảng Ngãi gặp không ít khó khăn. Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là nuôi tôm kết hợp với một số loại cá.
Ông Ngô Hữu Hạ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi kiểm tra mô hình nuôi tôm tại xã Bình Châu.
Ba năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi đã triển khai mô hình nuôi ghép tôm sú với cá dìa. Năm 2016, Trung tâm triển khai mô hình nuôi ghép tôm sú với cá đối thương phẩm trong ao 13.000m2 và mô hình nuôi tôm thương phẩm kết hợp với cá rô phi trong đăng chắn 7.200m2 tại các xã Bình Châu (Bình Sơn), Phổ Quang (Đức Phổ) và Tịnh Khê, Tịnh Hòa (TP. Quảng Ngãi).
Tham gia mô hình, ông Lê Văn Be ở thôn Châu Me (xã Bình Châu) thả 57.600 con tôm sú và 4.800 con cá đối trên diện tích 4.800m2. Sau gần 4 tháng nuôi, ông bắt đầu thu hoạch, với giá tôm sú 220.000 - 250.000 đồng/kg, thu về trên 100 triệu đồng; còn cá đối dự kiến cho thu trên 70 triệu đồng.
Hộ ông Phan Trọng Nguyên và bà Nguyễn Thị Sang ở xã Tịnh Khê thực hiện mô hình nuôi tôm thương phẩm kết hợp với cá rô phi trong đăng chắn 3.600m2, thả nuôi 432.000 con tôm thẻ chân trắng và 720 con cá rô phi; sau gần 3 tháng nuôi, trừ chi phí, thu lãi trên 200 triệu đồng.
Ông Ngô Văn Tuất ở thôn Cổ Lũy (xã Tịnh Khê), chia sẻ, ông cùng với hơn 20 hộ dân trong xã nuôi tôm ghép cá dìa vài năm nay. Với diện tích nuôi 1.000m2, mỗi năm ông thu về gần 100 triệu đồng, so với “nuôi thuần tôm” thì cách nuôi này ít bị rủi ro về dịch bệnh.
Với đặc tính ăn tạp, cá dìa ăn các rong tảo cùng thức ăn thừa của tôm, giúp môi trường nuôi luôn sạch. Nhờ đó, tình trạng dịch bệnh ở tôm được giảm thiểu. Quan trọng hơn là khi nuôi ghép với tôm sú, tôm sống ở tầng mặt, còn cá dìa sống ở tầng đáy nên tôm sú phát triển khá tốt. Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế, cá còn giúp tiết kiệm chi phí vệ sinh ao, hồ. Vì vậy, mô hình nuôi ghép tôm với cá là hướng đi mới cho người nuôi tôm ở Quảng Ngãi.
Lệ Quyên
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.