Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vừa tổ chức trình diễn mô hình thâm canh ngô lai vụ hè thu 2016 thuộc chương trình khuyến nông năm 2016.
Mô hình có quy mô 0,5ha tại xứ đồng Nà Quân, thôn Đông Hòa, xã Tịnh Giang, với 7 hộ tham gia; sử dụng giống ngô PAC 339 (cấp giống F1), lượng giống 1 kg/sào, thời gian trồng từ ngày 12/6 đến ngày 16/6/2016. Tổng kinh phí thực hiện hơn 4,7 triệu đồng; trong đó, Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 50% vật tư và thuốc bảo vệ thực vật. Khi thực hiện mô hình, nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất theo đúng quy trình hướng dẫn.
Kết quả cho thấy, ngô lai PAC 339 sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng. Thời kỳ trổ cờ phun râu sau trồng 40 - 43 ngày. Chiều cao cây trung bình (200 - 210 cm), chiều cao đóng bắp 1,2 – 1,3m, hạn chế việc đổ ngã do gió gây ra. Chiều dài bắp 21 - 22cm, lá bi bao kín đầu, hạt đóng mút đầu bắp. Đặc biệt, hạn chế bệnh khô vằn, chết cây so với ruộng sản xuất đại trà.
Năng suất ước đạt 7,87 tấn/ha, cao hơn mục tiêu mô hình đề ra là 0,37 tấn/ha và cao hơn năng suất ngô đại trà liền kề là 1,07 tấn/ha. Lợi nhuận mô hình mang lại gần 21 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất ngô đại trà liền kề gần 6,1 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác cho người sản xuất.
Mô hình giúp nông dân tiếp cận nhiều hơn với những giống ngô có năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh. Đồng thời đã chuyển giao cho bà con nông dân về kỹ thuật trồng thâm cây ngô lai, qua đó bà con nông dân có thể áp dụng và nhân rộng mô hình ra đại trà.
Kim Cúc - Như Đồng
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.