Dự án đường nối 2 khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng có vốn 1.299 tỉ đồng, tuy nhiên, trong quá trình thi công, doanh nghiệp đã bốc xúc cát, đất đổ "trộm" ở nhiều vị trí khác nhau.
Dự án nối 2 khu công nghiệp Cái Lân - Việt Hưng và cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được khởi công ngày 29/3/2020, có tổng chiều dài 13km, với tổng kinh phí đầu tư là 1.299 tỉ đồng, thời gian thi công 6 tháng, hiện công trình đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 -2025. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, một số doanh nghiệp đã bất chấp quy định của pháp luật, tự ý vận chuyển cát, đất đi đổ ở nhiều vị trí khác nhau.
Một số người dân khẳng định, doanh nghiệp chở cát, đất đi khắp nơi để san lấp mặt bằng là trái phép, tuy nhiên, không hiểu vì sao, cơ quan chức năng ở đâu mà doanh nghiệp ngang nhiên vận chuyển đất cát đi san lấp mặt bằng trái phép cả ngày lẫn đêm, hoạt động như có một vùng trời riêng mà không bị xử lý. Điều này làm cho người dân ngầm hiểu có sự bao che, làm ngơ cho doanh nghiệp hoạt động trái phép.
Nghịch lý trong dự án 1.299 tỉ đồng là đất, cát tại công trình thì vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ, trong khi đó, nhà nước phải tốn kém nhiều kinh phí để vận chuyển đất, cát từ phường Hoành Bồ cách công trình gần 5km về dự án để san lấp mặt bằng, một số người dân bức xúc nói.
Trước tình trạng trên, PV đã đi thực tế, ghi nhận sự việc, ngày 9, 10, 12/9/2020, tại khu vực trên, trong quá trình thi công giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp Lũng Lô đã dùng xe tải lớn vận chuyển cát đi san lấp mặt bằng ngoài phạm vi công trình đường đang thi công.
Cụ thể, vào khoảng 9h ngày 10/9/2020, một loạt xe tải có BKS 14C- 06739,14C-07862, 14C- 07781, 14C- 02188, 29C- 37295, 14C- 25485, 90C- 00650... nối đuôi nhau vận chuyển đất, cát từ công trường sau đó vận chuyển xuống rìa biển (khu vực phía sau Nhà máy gạch Hạ Long 2) để san lấp mặt bằng.
Tạp chí Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.