Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2021 | 13:25

Sản phẩm OCOP “mọc” giữa rừng

Nói về đặc sản vùng miền, Nghệ An có cháo lươn, cam Vinh…; nhiều món ăn dân dã nổi tiếng: “Nhút Thanh Chương, Tương Nam Đàn”...

Song ít ai biết về sản phẩm mọc từ rừng, vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa có giá trị kinh tế cao, trở thành món ăn đặc sản đậm vị xứ Nghệ, sản phẩm OCOP, đó chính là quả của cây trám đen.

 

3-copy.jpg
Thu hái trám đen.

 

Trám đen là loại cây gỗ lớn, cao trung bình 25-30m. Quả trám đen khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu tím đen, mỗi quả trám đen có một hạt. Quả trám đen ăn ngon nhất trong các loại trám, được người dân dùng để om ăn ngay,  kho cá, kho thịt, đồ xôi, muối để ăn dần…

Quả trám có chứa nhiều canxi, vitamin C, sắt và các chất hữu cơ khác, có tác dụng bổ tỳ vị, tiêu hóa tốt, phòng ngừa bệnh tả, cúm. Rễ cây trám đen có thể dùng làm thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, phong thấp, dạ dày…

Từ cuối tháng 7 đến tháng 9 hàng năm là mùa thu hoạch của trám đen. Trước đây, cây trám đen là loài cây tự nhiên, tự mọc hoặc được người dân trồng trong vườn nhà theo kiểu “trồng để ăn hoặc lấy gỗ”, từ vài năm trở lại nay, trám đen trở thành loại cây hàng hóa, có giá trị kinh tế cao. Người dân đã biết thu hái, bảo quản, muối để ăn dần và bán cho thương lái… Trám đen cũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP. Trám đen là loại cây có giá trị kinh tế cao, mỗi cây 6-8 tuổi cho thu hoạch khoảng 200kg/năm (có giá trị khoảng 15 triệu đồng).

Ở Nghệ An, có nhiều huyện vùng  miền núi, trung du có cây trám đen như: Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn… nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở huyện Thanh Chương. Ông Lê Đình Thanh, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết: “Trám đen trước đây là loại cây bình thường, giờ đã trở thành cây đặc sản,  chủ yếu mọc và được trồng phân tán ở 8 xã ven sông Lam là Cát Văn, Thanh Đức, Thanh Mỹ, Thanh Nho, Thanh Tiên, Thanh Liên… Sản lượng mỗi năm 60 – 90 tấn. trước đây giá  bán tại chợ 60.000-70.000 đồng/kg, nay nhờ bảo quản sơ chế, giá có thể tăng lên 85.000-110.000đồng/kg. Trám muối có giá 700.000 đồng/thùng (mỗi thùng có 9 lọ, mỗi lọ khoảng 3 lạng). Ở Thanh Chương, hiện có cơ sở chế biến trám đen – đó là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Trọng Anh (Công ty Trọng Anh) ở  Chợ Cồn ( xóm 8, xã Thanh Lương), sản phẩm đã đăng ký  và  đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Ông Võ Văn Thuận, Giám đốc Công ty Trọng Anh, cho biết: Chế biến và kinh doanh quả trám đen cho lợi nhuận cao nhưng sản phẩm có hạn, mỗi năm chỉ thu mua, chế biến và tiêu thụ được 100 tấn, mang lại doanh số 10 tỷ đồng (giá trám đen dao động 100 triệu đồng/ tấn). Sản phẩm Công ty Trọng Anh hiện đã vươn ra được các tỉnh phía Bắc, nhưng sản lượng trám lại quá ít (Nghệ An khoảng 80 tấn/năm; Bắc Giang 43 tấn/năm…); các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Thanh Hóa cũng có trám đen nhưng sản lượng ít, chất lượng không cao. Như ở Thanh Hóa, quả trám nhỏ, không được bùi như ở Nghệ An, Bắc Giang. Trám đen nhân giống khó, vốn là cây thân gỗ, có nhiều “cây đực” nên giống cây ghép ra  nhiều cây không có quả.

Hiện nay, Công ty Trọng Anh độc quyền thu mua, chế biến, bảo quản và phân phối ra thị trường 2 sản phẩm làm từ quả trám đen là trám muối đóng lọ và trám sấy đóng gói. Đây là sản phẩm sạch, được tiêu thụ tại các siêu thị, quầy hàng Việt ở các địa bàn Nghệ An, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ CHí Minh…và xuất sang Trung Quốc.

Đang thời vụ thu hoạch trám, để thu mua trám an toàn trong tình hình dịch Covid-19, thương lái đến thu mua đều phải tuân thủ và đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách và không tụ tập đông người. Khâu chế biến, bảo quản và vận chuyển đến siêu thị đều thực hiện nghiêm túc quy định 5 K và các quy định về phòng dịch chặt chẽ, sản  phẩm luôn  sạch sẽ và an toàn, được khách hàng đón nhận và làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó.

Trám đen từ mọc tự nhiên hoặc được trồng đơn lẻ đang trở thành giống cây cho sản phẩm OCOP đang được ưa chuộng trên thị trường và là loại cây trồng đặc sản, làm giàu của người dân huyện Thanh Chương.

 

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của chính phủ)

 

Bá Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top