Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Lào Cai tổ chức “Hội thi thao giảng khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp” với mong muốn đội ngũ cán bộ khuyến nông sẽ là nòng cốt thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng như của từng địa phương để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Ban Tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự hội thi.
Hội thi thu hút gần 400 đại biểu và cổ động viên, trong đó có 72 thí sinh được tuyển chọn từ đội ngũ cán bộ khuyến nông của 6 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Lào Cai, Thái Nguyên).
Phát biểu tại Hội thi, TS.Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhấn mạnh: “Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Khuyến nông Việt Nam không ngừng lớn mạnh, hình thành cả một hệ thống từ Trung ương đến địa phương, với trên 17.000 cán bộ khuyến nông các cấp và trên 15.000 cộng tác viên khuyến nông tại các thôn, bản. Trong suốt chặng đường ấy, dấu chân của người cán bộ khuyến nông có ở khắp mọi nơi, đã và đang đồng hành cùng bà con nông dân; chuyển tải những kinh nghiệm hay, kiến thức mới; góp phần thiết thực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Việc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Hội thi “Thao giảng khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp - năm 2016” là dịp để các tỉnh, thành phố tự nhìn nhận, đánh giá lại đội ngũ cán bộ khuyến nông, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông. Đồng thời qua các phần thi, Ban tổ chức lựa chọn ra tập thể, cá nhân xuất sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng giảng bài tốt để biểu dương, khen thưởng và tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo thành đội ngũ giảng viên giỏi cấp quốc gia để giảng dạy cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp cơ sở”.
Ở phần thi thứ nhất, bằng tài năng của mình, 6 đội đã thể hiện được vai trò của công tác tập huấn, khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp dưới hình thức sân khấu hóa, giới thiệu khái quát tình hình kinh tế - xã hội, đặc thù của từng địa phương trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nêu bật được vai trò của công tác đào tạo, tập huấn khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại địa phương.
Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội tuyển Lào Cai.
Phần thi thứ hai “Kiến thức và kỹ năng” gồm 2 câu hỏi về nghiệp vụ đào tạo, tập huấn khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp…). Phần thi thứ ba “Thực hành thao giảng”.
Ngoài ra, hội thi cũng có một phần thi dành cho khán giả.
Phần thi "Thực hành thao giảng" của đội tuyển Hà Nam.
Bà Vũ Thị Hương, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông TP.Hà Nội, cho biết: “Để có cơ sở lựa chọn đội tuyển tham gia hội thi, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức thi thao giảng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông các huyện năm 2016. Việc tổ chức thi thao giảng đã tạo nên một điểm nhấn quan trọng trong phong trào thi đua, học tập, rèn luyện kỹ năng tốt, công tác tốt. Hoạt động này đã giúp từng cán bộ nâng cao khả năng tập huấn cho bà con nông dân tại cơ sở và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới từ sự góp ý và trao đổi của những người có kinh nghiệm; lựa chọn những cá nhân xuất sắc về chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ năng giảng bài tốt để biểu dương, khen thưởng và tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo tham gia Hội thi Thao giảng khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2016”.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 3 giải Ba tập thể cho các đội: Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên; trao 2 giải Nhì cho đội Hà Nội, Hà Nam và giải Nhất cho đội tuyển tỉnh Lào Cai. Đồng thời, Ban giám khảo đã chọn ra 3 thí sinh có phần thi thao giảng xuất sắc để ghi nhận thành tích, trong đó, thí sinh Nguyễn Thị Nhâm đến từ đội tuyển tỉnh Hà Nam đoạt giải Nhất, thí sinh Trần Quốc Toản đội tuyển Lào Cai giải Nhì và thí sinh Hà Thúy Tuyển đội tuyển Hà Nội giải Ba.
P.V
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.