Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 2 năm 2020 | 13:30

Tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm

Hiện nay, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, rất thuận lợi cho virus cúm gia cầm tồn tại và phát triển.

Hà Nội và Thanh Hóa vừa ghi nhận những ổ dịch cúm gia cầm do virus cúm A/H5N6; hàng chục nghìn con vịt, gà, ngan buộc phải tiêu hủy để phòng tránh dịch bệnh lây lan. 

 

tr121.jpg
Chuồng nuôi gia cầm đảm bảo cách ly.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Công văn hỏa tốc số 167/TTg-NN về việc chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.

Để công tác phòng chống bệnh cúm gia cầm có hiệu quả, cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản như:

Cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi

Việc thực hiện tốt việc cách ly và kiểm soát ra, vào khu vực chăn nuôi sẽ góp phần ngăn chặn được các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ sở chăn nuôi và ngược lại.

- Chuồng nuôi gia cầm cần cách xa các chuồng nuôi động vật khác, khu dân cư, đường giao thông lớn và khu công cộng như chợ, trường học, bệnh viện...; có tường bao quanh, có hố khử trùng...

- Thực hiện cách ly và kiểm soát gia cầm giống mới nhập về (mua gia cầm giống từ cơ sở an toàn dịch bệnh, cách ly ít nhất 14 ngày).

- Kiểm soát con người: Hạn chế khách tham quan; Người vào khu chăn nuôi cần có quần áo, bảo hộ lao động đảm bảo vệ sinh dùng riêng trong khu chăn nuôi; Đi từ khu sạch sang khu bẩn, hạn chế đi lại giữa các khu.

- Kiểm soát phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.

- Kiểm soát thức ăn, nước uống

- Kiểm soát động vật khác, côn trùng: Có biện pháp ngăn các động vật khác  như chó, mèo, chuột, chim, côn trùng... vào chuồng nuôi.

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh làm sạch nhằm loại bỏ tất cả bụi bẩn và các chất hữu cơ (thức ăn thừa, phân chất thải…) bám bẩn khỏi bề mặt  dụng cụ, thiết bị, sàn, tường, trần nhà,... Khi tất cả chất bẩn bị loại bỏ, sẽ không còn các chất hữu cơ để nuôi dưỡng và chứa mầm bệnh. Việc vệ sinh làm sạch giúp loại bỏ trên 80% mầm bệnh tại trại chăn nuôi.

Đối tượng cần thực hiện vệ sinh làm sạch

Việc vệ sinh làm sạch phải được thực hiện thường xuyên. Vệ sinh trước và sau khi ra, vào trại với các đối tượng sau:

+ Phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ.

+ Quần áo, giày dép, tay chân của người chăn nuôi và khách.

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi.

+ Dụng cụ sử dụng tại trại như: máng ăn, máng uống, khay đựng trứng…

+ Ổ đẻ (đối với gia cầm sinh sản).

+ Thay và bổ sung đệm lót chuồng khi bị ướt. Phân rác thu gom vào đúng nơi quy định (xa chuồng nuôi) và xử lý (ủ, đốt...).

+ Định kỳ tổng vệ sinh cả trong và ngoài chuồng nuôi.

Cách vệ sinh làm sạch

Vệ sinh khô: Hàng ngày quét dọn, thu gom rác và chất thải (phân rác, chất độn chuồng ẩm ướt, lông, trứng vỡ, xác gia cầm…) cho vào nơi quy định để xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật.

Vệ sinh ướt: Cọ rửa sạch dụng cụ, chuồng trại bằng nước với xà phòng hoặc chất tẩy rửa. Thực hiện sau khi đã vệ sinh khô và thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài!

Khử trùng

Khủ trùng là một trong 3 nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi an toàn sinh học, tuy nhiên, hiệu quả của việc khử trùng tùy thuộc vào chất lượng của việc vệ sinh làm sạch trước đó. Mục đích khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Đối tượng, thời điểm và thời gian khử trùng

- Khử trùng phương tiện vận chuyển, quần áo, dụng cụ (bơm, kim tiêm, máy cắt mỏ, khay trứng…) trước khi sử dụng và sau khi sử dụng.

- Định kỳ khử trùng các thiết bị và dụng cụ chăn nuôi khác.

Nguyên tắc và các bước phun khử trùng

Nguyên tắc thực hiện khi phun khử trùng:

- Phun khử trùng sau khi đã làm vệ sinh sạch sẽ

- Sử dụng đúng nồng độ, liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt sạch.

- Chỉ sử dụng các chất khử trùng được khuyến cáo, pha dung dịch khử trùng đúng nồng độ (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

- Đảm bảo an toàn cho người làm, phôi giống và gia cầm con.

- Phun xuôi chiều gió.

- Phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

- Phun theo hình chữ Z, lượt sau phun đè lên một phần của lượt trước để thuốc thấm đều lên toàn bộ bề mặt cần khử trùng

Những chuẩn bị cần thiết khi khử trùng:

Sau khi vệ sinh làm sạch, người chăn nuôi cần chuẩn bị tốt các điều kiện về thiết bị, hoá chất, các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo thực hiện khử trùng đúng kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi như quần áo bảo hộ (quần dài, áo sơ mi dài tay), ủng, mặt nạ phòng độc/khẩu trang phòng hoá chất, kính bảo hộ, mũ và găng tay.

Đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn mác để chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ pha thuốc cho phù hợp (tên hóa chất, thành phần, tỷ lệ pha, liều pha, mức độ độc hại, các yêu cầu về dụng cụ,…)

Xông khử trùng

Xông khử trùng đối với những vật tư chăn nuôi khó phun khử trùng như thức ăn, đệm lót (trấu, mùn cưa, rơm...) hoặc có thể khử trùng quần áo, bảo hộ lao động, dụng cụ, vật tư chăn nuôi...

Cần thiết kế buồng xông kín để hạn chế khí thoát ra ngoài hoặc dùng bạt chùm kín toàn bộ đống thức ăn hoặc dụng cụ cần xông và đặt chậu xông ở dưới để khí xông lan tỏa đều cả khu vực cần khử trùng.

Nồng độ xông: 17,5g thuốc tím + 35ml formol + 35ml nước/m3 thể tích buồng xông. Dùng chậu sành, đổ thuốc tím vào, sau đó đổ formol và nước, đóng cửa nhanh. Thời gian xông: 30 phút

Tiêm vắc-xin phòng bệnh và tăng sức kháng bệnh cho gia cầm

 

tr12a2.jpg
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà con.

 

Chủ động tiêm vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng: Chuồng nuôi phù hợp với lứa tuổi, giống gia cầm, đảm bảo về nhiệt độ, mật độ nuôi, thức ăn, nước uống...; bổ sung vitamin, men tiêu hóa và các thuốc trợ sức, trợ lực định kỳ hoặc khi có yếu tố bất lợi để tăng sức kháng bệnh cho gia cầm.

Chống bệnh cúm gia cầm

Thường xuyên quan sát đàn gia cầm để sớm phát hiện, thải loại những con ốm, yếu ra khỏi đàn và xử lý, điều trị nếu cần thiết.

Khi thấy gia cầm có hiện tượng ốm, chết nghi mắc cúm gia cầm, phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, chính quyền địa phương. Không bán chạy, ăn thịt gia cầm ốm, gia cầm trong đàn bị bệnh, không vứt xác chết, chất thải bừa bãi.

Gia cầm bị tiêu hủy trong các trường hợp sau đây:

- Đàn gia cầm phát hiện mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao;

- Đàn gia cầm nuôi thả rông xung quanh mà chưa được tiêm phòng vắc-xin cúm và đã tiếp xúc với đàn gia cầm mắc bệnh hoặc tiếp xúc với đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao;

- Việc tiêu hủy phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính virus cúm A/H5N1 hoặc virus cúm A/H5N6 hoặc chủng virus cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận là mắc bệnh cúm gia cầm.

Bao vây ổ dịch, tiêu huỷ toàn bộ gia cầm chết, mắc bệnh và gia cầm khác trong đàn bằng cách đốt hoặc đào hố chôn sâu với chất sát trùng hoặc vôi bột. Tổng vệ sinh toàn bộ khu vực, trống chuồng theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

 

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội), ngày 10/2, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm do virus cúm A/H5N6 đầu tiên trong năm 2020.

Trong ngày 10/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có công điện khẩn yêu cầu các ban ngành và địa phương tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm H5N6.

Theo đó, các địa phương tập trung quyết liệt ngăn chặn có hiệu quả việc vận chuyển gia cầm bất hợp pháp qua biên giới nhằm ngăn chặn nguồn lây lan virus cúm gia cầm vào trong nước.

Mặt khác, các địa phương cần thực hiện nghiêm túc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

 

 

 

 

Liên Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Cà Mau: 1.860ha tôm-rừng đạt chứng nhận ASC Group

    Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas trao chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đây là chứng nhận ASC Group mô hình tôm - rừng đầu tiên lớn nhất ở Việt Nam và thế giới.

  • “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    “Quả ngọt” từ cây riềng đỏ trên đất bazan

    Trải rộng cả một vùng đất đỏ bazan gần 100 ha là màu xanh của riềng đỏ, loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tiêu chí tổ chức sản xuất và thu nhập của xã nông thôn mới Công Liêm (Nông Cống - Thanh Hóa).

  • Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Kỳ Sơn phát triển trồng dược liệu quý: Cơ hội và thách thức

    Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top