28 hộ sống tại khu Đồng Tu 1- 2 thị trấn Hưng Hà bức xúc cho rằng, chính quyền huyện Hưng Hà (Thái Bình) đã tự chuyển đất thổ cư của họ thành đất công ích phục vụ công tác GPMB QL 39 mà không hề họp bàn, lấy ý kiến người dân.
Theo người dân, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 39 đoạn từ xã Triều Dương (huyện Hưng Hà) - Minh Tân (huyện Đông Hưng) thuộc dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam (VRAMP) qua 9 xã, thị trấn của huyện Hưng Hà với chiều dài 17,5km.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Ban GPMB huyện Hưng Hà đã không họp bàn, lấy ý kiến người dân, khiến nhiều hộ sống tại xã Phúc Khánh và khu Đồng Tu 1- 2 thị trấn Hưng Hà vô cùng bức xúc khi không hề hay biết về quyền lợi của mình.
Ông Lê Công Hanh (trú ở khu Đồng Tu 1, thị Trấn Hưng Hà) cho biết: “Đất chúng tôi đang ở là đất thổ cư, có từ thời ông cha, có sổ đỏ kèm trích lục địa lý cụ thể, tại sao chính quyền lại tự ý thu hồi và cho rằng đây là diện tích đất lưu không là không có căn cứ. Điều lạ hơn là, không hiểu tại sao họ lại thu hết sổ đỏ của hơn 20 hộ dân chúng tôi trong diện GPMB?”.
Cùng quan điểm với nhiều hộ dân tại khu Đồng Tu 1- 2, bà Nguyễn Thị Khoảng nói: “Đất ở của gia đình tôi do cha ông để lại, đất có từ thời bà ngoại tôi, được cấp bìa đỏ và có giấy tờ thu thuế hàng năm. Nay chính quyền huyện Hưng Hà nói thu hồi 11,6m2 đất sát QL 39 để phục vụ công tác GPMB và cho rằng đó là diện tích đất lưu không đã được đo đạc, cắm mốc giới chờ thu hồi, vậy đất sổ đỏ của nhà tôi vẫn đóng thuế hàng năm bỗng trở thành đất công ích một cách vô lý? Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn gửi UBND huyện và tỉnh Thái Bình nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi khiến chúng tôi vô cùng bức xúc”.
“Trước đây, QL 39, đoạn chạy qua địa phận thị trấn Hưng Hà, chiều rộng chỉ có 6m. Năm 1983, diện tích nhà ở của chúng tôi liền kề sát mép đường. Vừa qua, tôi chỉ được nghe cán bộ xã Phúc Khánh nói bị thu hồi 118m2, chứ không hề có quyết định thu hồi hay văn bản giấy tờ gì cả. Nhiều hộ gia đình tại khu Đồng Tu 2 vừa qua đã bị chính quyền UBND huyện tiến hành cưỡng chế khi chưa giải quyết kiến nghị của dân càng khiến chúng tôi bức xúc”, một người dân nói.
Để có thông tin khách quan về công tác GPMB QL39, PV báo Kinh tế nông thôn đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo UBND huyện Hưng Hà.
Cụ thể, ngày 7/5, PV liên hệ với ông Trần Quang Sỹ - Chánh văn phòng (CVP) UBND huyện Hưng Hà để đặt lịch làm việc, nhưng vị CVP nói đang bận cùng anh em tiếp tục xuống cưỡng chế tại khu vực xã Phúc Khánh, tôi sẽ báo cáo lại lãnh đạo. Sau đó ông Sỹ vội vàng ra xe chờ sẵn ngoài cổng.
Ngày 10/5, PV tiếp tục liên hệ với ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, ông Tuyền cho biết: "Anh cứ liên hệ với anh Sỹ (CVP – PV), tôi đã nói với anh Sỹ rồi; không thì liên hệ chỗ anh Hạnh - Chủ tịch Hội đồng GPMB".
Từ ngày 8- 11/5, PV nhiều lần điện thoại cho ông Sỹ để nắm bắt thông tin vụ việc nhưng không hề nhận được phản hồi từ phía vị CVP này.
Cách xử sự của cán bộ huyện Hưng Hà với báo chí khiến chúng tôi không lấy làm lạ với cách thu hồi đất, giải quyết khiếu nại của họ với người dân. Mong rằng qua báo chí, việc thực thi pháp luật nói trên tại huyện Hưng Hà sẽ được UBND tỉnh Thái Bình vào cuộc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.