Phong trào nuôi gà bằng giun quế còn được gọi là “gà quế” hiện đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Phú Lương (Thái Nguyên). Mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ dân nơi đây.
Bà con nông dân tham quan mô hình nuôi gà an toàn sinh học.
Nhằm khuyến khích nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, ổn định và bền vững, năm 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương, UBND xã Yên Lạc xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học cho các hộ nuôi giun quế làm thức ăn cho gà.
Mô hình được thực hiện từ tháng 7/2016 tại 9 hộ dân xóm Ó, xã Yên Lạc. Quy mô thực hiện 2.500 con gà J - DABACO. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 60% giá giống và 40% vật tư (thức ăn, thuốc thú y…); được chuyển giao kiến thức khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi gà an toàn sinh học từ khâu chọn mua con giống có chất lượng đến việc áp dụng quy trình vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng… Gà trong mô hình được tiêm vắc-xin phòng các bệnh như Marek, Newcastle, Gumboro, đậu và cúm.
Trong thời gian úm, gà được chăn bằng cám công nghiệp, cám viên dùng cho gà con. Sau 1 tháng tuổi, thả gà ra vườn có hàng rào, lưới, tường bao quanh, tách biệt với nơi ở của con người. Gà nuôi thịt được sử dụng thức ăn bằng giun quế kết hợp với nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám gạo, bột ngô, bột đỗ tương…
Qua 4 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả cao, tỷ lệ gà hao hụt ít, trọng lượng xuất chuồng bình quân đạt 2 kg/con, tiêu tốn và chi phí thức ăn thấp… Gà quế được người dân địa phương bán với giá 90.000 đồng/kg hơi. Sau khi trừ chi phí, trung bình 100 con gà J - DABACO nuôi theo phương thức an toàn sinh học, nuôi bằng giun quế, người dân thu về 10 triệu đồng.
Chăn nuôi gà an toàn sinh học hạn chế dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho đàn gà cũng như đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân; tạo ra thực phẩm sạch cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi.
Từ hiệu quả mô hình mang lại, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên khuyến khích người dân địa phương phát triển chăn nuôi gà an toàn theo quy mô gia trại, trang trại thành vùng chăn nuôi tập trung; tiến tới xây dựng thương hiệu cho gà quế Phú Lương.
Dương Trung Kiên
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.