Thực hiện dự án khuyến nông Trung ương giai đoạn 2018 - 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên phối hợp UBND xã Nà Tấu (huyện Điện Biên) triển khai mô hình trồng thâm canh cây mắc ca.
Nà Tấu là xã khó khăn của huyện Điện Biên, có tổng diện tích tự nhiên 7.429ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.329,4ha, đất sản xuất lâm nghiệp 3.365,93ha. Quỹ đất để sản xuất cây lâm nghiệp còn nhiều, song người dân chưa biết lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp mang tính lâu dài và có hiệu quả kinh tế cao. Việc đưa cây mắc ca về trồng tại đây vừa giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Với những mục tiêu trên, Trung tâm Khuyến nông Điện Biên đã lựa chọn xã Nà Tấu để thực hiện mô hình trồng thâm canh cây mắc ca với quy mô 30 ha (02 mô hình, mỗi mô hình 15ha). Mô hình thứ nhất tại 3 bản: Tà Cáng 3, Hua Rốm 2, Cang 2. Mô hình thứ hai tại 3 bản Nà Tấu 1, Nà Tấu 2, Nà Tấu 3.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn để các hộ nhận thức được tầm quan trọng của cây mắc ca, giá trị kinh tế của cây và nắm vững kỹ thuật trồng. Ngoài việc tập huấn lý thuyết, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật luôn sát cánh cùng các hộ tham gia mô hình thực hiện trồng tại thực địa. Mô hình cấp phát 4.950 cây giống mắc ca các dòng cây: 741, 695, 800, 900; cấp phát 2.250kg phân bón NPK (5.10.3) Lâm Thao.
Trong thời gian thực hiện, thời tiết khí hậu khá thuận lợi. Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo nhiệt tình, bám sát cơ sở. Đặc biệt, các nhóm trưởng luôn cùng cán bộ kỹ thuật bám sát và chỉ đạo các hộ làm tốt công tác hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Các hộ được cấp phát đầy đủ vật tư kịp thời, đúng tiến độ.
Sau 2 năm triển khai, cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình trồng mới năm thứ nhất: chiều cao cây trung bình đạt 1,2 – 1,5m; cây đã phân cành; ra 3 - 4 đợt lộc; đường kính gốc ghép đạt trung bình 1,7 cm; tỷ lệ sống đạt 97 %. Mô hình trồng thâm canh cây mắc ca năm thứ 2: tỷ lệ sống 96%; đường kính gốc trung bình đạt 2,65 cm; chiều cao 2,3 m; một số cây đã ra quả bói.
Ông Đức Minh Nhuệ, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên, cho biết, mắc ca là cây thân gỗ lâu năm cho thu hoạch lâu dài, lên đến 30 năm, là loại cây cho hạt giàu dinh dưỡng mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân. Các hộ cần chú trọng chăm sóc, làm cỏ, bón phân để cây sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo đạt năng suất cao.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.