Khu vực Hà Nội tiếp tục có giá trị thông số bụi mịn PM2.5 cao nhất. Đặc biệt tại trạm Mỹ Đình, có ngày chất lượng không khí ở mức nguy hại, toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bụi mịn PM2.5 vượt ngưỡng
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết thủ đô Hà Nội cũng như một số đô thị khác ở khu vực miền Bắc vẫn đang trong thời gian ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5, cao nhất trong năm (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau).
Chỉ khi thời tiết có sự thay đổi do có mưa hoặc tốc độ gió tăng, giảm tình trạng sương mù… thì chất lượng không khí mới có thể cải thiện. Do vậy, người dân cần theo dõi thường xuyên các bản tin về chất lượng không khí, sử dụng khẩu trang chống bụi khi ra đường, hạn chế mở cửa sổ khi ở nhà.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, môi trường không khí tại một số đô thị lớn của Việt Nam bị ô nhiễm bởi thông số bụi mịn PM2.5, tuy nhiên mức độ ô nhiễm ở các đô thị có sự khác biệt.
Theo số liệu kết quả quan trắc của 6 trạm quan trắc không khí tự động liên tục tại Hà Nội, Việt Trì, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa do Tổng cục Môi trường quản lý; 10 trạm tại Hà Nội do Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội quản lý; 1 trạm tại Hà Nội của Đại sứ quán Pháp và 2 trạm tại Hà Nội, TP.HCM của Đại sứ quán Mỹ cho thấy ô nhiễm không khí chủ yếu do bụi mịn PM2.5, các thông số còn lại (NO2, O3, CO, SO2) về cơ bản vẫn đạt quy chuẩn Việt Nam.
Một số đô thị khu vực miền Bắc như Việt Trì, Hà Nội, Hạ Long, giá trị trung bình 24 giờ thông số bụi mịn PM2.5 cao hơn các khu vực khác. Thành phố Việt Trì cũng có 6 ngày trong tháng 2 có giá trị PM2.5 vượt giới hạn cho phép.
Các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 về cơ bản vẫn đạt quy chuẩn Việt Nam. TP.HCM cũng ghi nhận từ ngày 6 đến 16-1, giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 vượt quy chuẩn Việt Nam.
Khu vực Hà Nội vẫn tiếp tục có giá trị thông số bụi mịn PM2.5 cao nhất. Đặc biệt tại trạm Mỹ Đình, chất lượng không khí đã ở mức nguy hại vào 2h sáng 21-2, toàn bộ dân số bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng.
Ngoài ứng dụng Air Visual (Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ), PAM Air (do Công ty cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), đầu tháng 3-2020, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) đã triển khai ứng dụng công bố thông tin về chất lượng môi trường không khí trên nền tảng thiết bị di động (Envisoft), là kênh thông tin chính thức của cơ quan quản lý môi trường cấp trung ương.
Ứng dụng Envisoft sẽ là công cụ hữu ích giúp cộng đồng có được những thông tin đầy đủ, cập nhật thường xuyên hơn về chất lượng không khí tại các khu vực.
Thừa Thiên Huế: Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường không khí
Nhằm tiếp tục duy trì chất lượng môi trường không khí trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành công văn yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và TP. Huế triển khai các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trường không khí, trong đó có Sở TN&MT...
Thời gian vừa qua, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có xu hướng gia tăng, chủ yếu là ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM - 2.5 thường xuyên vượt ngưỡng an toàn, luôn ở mức cao. Trong khi đó tại tỉnh Thừa Thiên Huế, theo kết quả quan trắc tại Trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục (đặt tại Trường cao đẳng Sư phạm Huế, TP. Huế) thì nồng độ trung bình 24 giờ các thông số bụi PM - 10, bụi PM - 2.5, SO2, NO2 đều dao động ở mức thấp và luôn đạt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Sở TN&MT duy trì và tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh. Lập và trình UBND tỉnh phê duyệt “Dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường tự động tỉnh giai đoạn 2020 - 2025” theo chủ trương của UBND tỉnh. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí theo chỉ đạo của Bộ TN&MT.
Nghiên cứu một số điểm cần quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị để bổ sung vào cơ sở dữ liệu môi trường không khí của tỉnh. Có kế hoạch kiểm tra và đề nghị các cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định; giám sát hoạt động quan trắc tự động, liên tục khí thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát những khu vực, dự án đốt rác thải, chất thải... Tiến hành thống kê, đánh giá hiện trạng các điểm nóng xảy ra ô nhiễm không khí do bụi, khí thải có nồng độ các thông số vượt ngưỡng quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn quản lý.
Yêu cầu Sở Y tế xây dựng phương án cụ thể để kịp thời hướng dẫn người dân các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo sức khỏe trong những ngày chất lượng không khí ở mức “Xấu”, “Rất xấu” và “Nguy hại”. Sở GTVT đề xuất biện pháp, giải pháp sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng sạch đối với phương tiện giao thông cơ giới; khuyến khích sử dụng xe cơ giới cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Xây dựng đề án tăng cường sử dụng ôtô điện, xe máy điện, xe đạp tại TP. Huế và các đô thị.
Yêu cầu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng (che chắn công trình, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình); rà soát, đánh giá lại công tác quy hoạch cây xanh, mặt nước tại các đô thị, trung tâm các huyện, thị xã; tăng cường việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý trong thi công xây dựng công trình.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.