Phong trào cải tạo vườn tạp và phát triển kinh tế vườn đồi trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) phát triển khá mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cây thanh long trên vườn đồi Thanh Chương.
Anh Võ Văn Lành ở xóm 10, xã Thanh Nho tiến hành cải tạo 1ha vườn tạp để trồng 200 gốc cam V2. Nhờ chăm sóc tốt, vườn cam của gia đình anh phát triển khá tốt. Theo anh Lành, cam là loại cây dễ trồng, nếu chăm sóc phòng, trừ sâu bệnh tốt, mỗi năm có thể cho thu nhập 250 triệu đồng/ha.
Sau khi nghỉ hưu, ông Đinh Quang Chương cùng vợ là bà Nguyễn Thị Diên về quê ở thôn Trung, xã Thanh Lĩnh mua 5 sào đồi để làm nhà và làm vườn. Ông bắt đầu trồng tiêu, bưởi, hồng và một số loại cây ăn quả phù hợp trên đất đồi. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của HLV huyện, ông đã từng bước lai ghép thành công giống hồng Thạch Thất có ưu điểm to quả với giống hồng địa phương có vị ngọt thơm thành một giống hồng mới. Với chất lượng thơm ngon, không hạt, những quả hồng từ vườn nhà ông đã được thị trường ưa chuộng. Từ đó, ông nhân giống, mỗi năm bán ra thị trường hàng ngàn cây, thu về hàng chục triệu đồng.
Là huyện miền núi, có nhiều lợi thế về đất đai vườn đồi, nhân dân Thanh Chương đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi, sản xuất hiệu quả. Theo thống kê của Hội Làm vườn, toàn huyện có khoảng 20.000 hộ tiến hành cải tạo vườn tạp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc làm kinh tế.
Trong số các loại cây ăn quả trên địa bàn, nổi tiếng nhất là cam V2, cam Bù, cam Sen Cát Ngạn, cam Hương Sơn được trồng tại các Tổng đội Thanh niên xung phong và các xã liền kề trong vùng với tổng số khoảng 400ha. Ngoài ra, cây trám đen với lợi thế dễ trồng, ít sâu bệnh cũng đang được bà con ưa chuộng. Nét đáng chú ý là, huyện đã xây dựng thành công dự án, hàng năm tự ghép và nhân giống được 2.000 - 3.000 cây giống tốt để phục vụ nhân dân.
Nhiều mô hình VAC tổng hợp đã cho tổng doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Trong tổng số 355 trang trại trên địa bàn, có 33 trang trại đạt tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bình quân giá trị sản lượng đạt 392,4 triệu đồng/trang trại/năm. Kinh tế vườn đồi đóng góp hơn 50% nguồn thu nội ngành nông nghiệp Thanh Chương.
Để phát huy giá trị kinh tế vườn đồi, chính quyền huyện chỉ đạo các ngành tăng cường phổ biến kiến thức kỹ thuật cho nông dân; tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ thực vật, cung cấp giống, thức ăn đạt chuẩn và chú trọng liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm vườn đồi.
Trần Đình Hà
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.