Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây khoai tây, thay đổi tập quán canh tác truyền thống tại địa phương, tạo cầu nối gắn sản xuất với tiêu thụ, vụ đông vừa qua, từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương,
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với xã Nga Thành, huyện Nga Sơn triển khai mô hình “Sản xuất khoai tây che phủ nylon gắn với tiêu thụ sản phẩm”.
Mô hình có quy mô 3,5ha, với 15 hộ tham gia. Hộ tham gia được hỗ trợ 50% giống, phân bón và vật tư; được cán bộ kỹ thuật khuyến nông tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây khoai tây bằng biện pháp che phủ nylon.
Kết quả sau 4 tháng triển khai, mô hình đã đem lại kết quả bước đầu khả quan. Cây khoai tây sinh trưởng, phát triển tốt, vượt trội hơn so với ngoài mô hình. Có được kết quả trên là nhờ các hộ tham gia tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông về làm đất, bón phân, kỹ thuật trồng, che phủ nylon,…
Theo ông Mai Hữu Đăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành, Nga Thành có truyền thống thâm canh cây màu nói chung và cây khoai tây nói riêng, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng khoai tây che phủ nylon. Qua thực tế thấy, trồng khoai tây che phủ nylon mang lại hiệu quả thiết thực như: hạn chế sâu bệnh, qua đó giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế thất thoát phân bón, tiết kiệm nước, giảm công lao động…
Ông Đăng cho biết thêm, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất khoai tây đạt trên 23 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn so với truyền thống 10-15%, sản phẩm được doanh nghiệp đấu mối thu mua 100%.
Trong những vụ sắp tới, địa phương sẽ tích cực tuyên truyền để bà con nhân rộng mô hình.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.