Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2016 | 11:49

Thị trường giống cây công nghiệp ở lâm đồng: Nhiều bất cập

Trước nhu cầu chất lượng nguồn giống cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê,… ngày càng cao, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng đang đề xuất những giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước kết hợp với hỗ trợ đầu tư, nâng cấp vườn ươm, đáp ứng các điều kiện về quy mô diện tích, kỹ thuật chăm sóc, khắc phục những bất cập hiện nay.

Mới có hơn 55% cây giống công nghiệp ở Lâm Đồng có chứng nhận nguồn gốc đầu dòng.

Chỉ 55% cây giống có chứng nhận nguồn gốc

Theo điều tra của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng, hầu hết vườn ươm cây giống công nghiệp trên địa bàn tỉnh sản xuất trên diện tích tập trung ở địa bàn huyện Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc. Các địa phương còn lại phần lớn cơ sở vườn ươm có diện tích phân tán, nhỏ lẻ, thậm chí có không ít cơ sở sản xuất tự phát.

Chưa kể, việc chọn lựa các mầm chồi, hạt giống gieo cây gốc ghép từ những diện tích, năng suất thấp đưa về vườn ươm đại trà, thực hiện các chế độ đầu tư chăm sóc theo kinh nghiệm lỗi thời vẫn đang diễn ra ở nhiều cơ sở sản xuất, dẫn đến chất lượng cây giống công nghiệp cung cấp trên thị trường Lâm Đồng không đồng đều, nông dân vẫn thường nhầm lẫn khi chọn lựa những cây giống tốt thành cây giống xấu, không phù hợp với các điều kiện canh tác. 

Điều đáng lo ngại là, hiện nay, mới có 55% cơ sở sản xuất cây giống công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được công nhận nguồn gốc đạt tiêu chuẩn đầu dòng. Số cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh cây giống hợp pháp chỉ đạt 47%, thậm chí, tỷ lệ này ở 2 địa bàn sản xuất cây công nghiệp trọng điểm là Bảo Lộc và Di Linh chỉ có 16 - 40%.

Trong khi đó, chiếm tỷ lệ hơn 50% thuộc về những khuyến cáo trong sản xuất cây giống công nghiệp cần khắc phục như: hơn 61% mầm chồi cà phê vối khai thác từ những khu vườn chưa đăng ký chứng nhận cây đầu dòng; 63,5% số cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp thiết kế bầu đất ươm có kích thước chiều rộng 10- 12cm, chiều cao 19-21cm, nhỏ hơn so với tiêu chuẩn 10TCVN- 479 lần lượt là 2-3cm và 4cm. Riêng 2 địa bàn Bảo Lộc và Bảo Lâm, kích thước bầu ươm cây giống trong các cơ sở sản xuất kinh doanh không đạt tiêu chuẩn lên đến 62- 90%.

Đáng lưu ý thêm, nguồn gốc giá thể đất đóng bầu ươm giống cây công nghiệp chiếm 10- 23% sử dụng đất cũ bạc màu trong vườn cà phê và vườn chè; thậm chí có đến 63,5% sử dụng giá thể đất đang bỏ hoang. Đây là một trong những nguyên nhân phát sinh nhanh chóng các loại tuyến trùng và nấm nhiễm bệnh lở cổ rễ, thối rễ với mức gây hại nặng trong vườn ươm mùa mưa, mật độ cây giống gieo ươm quá dày, không tạo ra các rãnh thoát nước kịp thời…              

Chất lượng cây giống kém, thiệt hại lâu dài

Từ thực trạng trên, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng đã nhận định những bất cập trong hoạt động sản xuất- kinh doanh giống cây công nghiệp trên địa bàn: “Các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống cây công nghiệp tư nhân phân bố nhiều ở 2 địa bàn Bảo Lộc và Bảo Lâm; phần ít hơn tập trung ở 3 địa bàn Di Linh, Đức Trọng và Lâm Hà. Ở đây đang bộc lộ những bất cập phổ biến là, các cơ sở ít chú trọng kiểm tra nấm bệnh hại rễ trước khi đưa ra sản xuất, dẫn đến nhiều nguy cơ lây bệnh từ vườn ươm cây giống ra vườn sản xuất. Hơn nữa, do đầu tư ngắn hạn và có tính tạm thời khiến nhiều vườn ươm hiện đang hoạt động trong điều kiện không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật về độ ẩm, ánh sáng, hệ thống thoát nước… Và nghịch lý là, sản phẩm của các cơ sở áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất đúng chủng loại, đạt tiêu chuẩn chất lượng lại rất khó cạnh tranh do chi phí đầu tư lớn…”.

 Cũng theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông - lâm nghiệp Lâm Đồng, nếu nông dân không may mua phải cây giống công nghiệp không đạt chất lượng về sản xuất thì phải mất 3 năm sau mới xác định được, sau đó lại mất thêm 3 năm nữa để trồng thay thế giống chất lượng cao, nên thiệt hại khá lớn. Bởi vậy, Trung tâm kiến nghị ngành nông nghiệp Lâm Đồng sớm quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống cây công nghiệp trên địa bàn hoàn chỉnh đầu tư nhà kính, nhà lưới theo tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ cao, đồng thời tổ chức thường xuyên các buổi tham quan, hội thảo nhân rộng những mô hình sản xuất tiêu biểu, từ đó chuyển giao đầy đủ quy trình từ xử lý đất làm giá thể đến kiểm soát nấm bệnh và cung cấp dinh dưỡng cho cây giống phát triển đạt chất lượng cao. Về phía cơ sở được hỗ trợ chính sách phải cam kết sản xuất đúng quy trình và chịu toàn bộ trách nhiệm với chất lượng cây giống “thành phẩm” khi đưa ra thị trường.

Văn Việt

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top