Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021 | 14:11

Thọ Xuân tạo Thế và Lực mới cho hành trình hội nhập

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI vào cuộc sống, kinh tế Thọ Xuân (Thanh Hóa) có bước phát triển, bộ mặt nông thôn, đô thị đổi thay từng ngày.

t16.jpg

Mở rộng các tuyến giao thông, thu hút nguồn đầu tư là hướng đi của huyện Thọ Xuân thời gian tới.

 

Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực.

Những kết quả đó tạo tiền đề để Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong huyện Thọ Xuân đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo Thế và Lực mới, vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Phấn đấu lên thị xã

Thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua có ý nghĩa quan trọng, Thế và Lực của huyện Thọ Xuân ngày càng nâng cao, khẳng định được vị trí, vai trò, trung tâm động lực phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa. Niềm tin, sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể được củng cố và tăng cường. Đó là tiền đề, động lực to lớn, tạo sức bật, đà tiến lên để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp theo.

Nhiệm kỳ 2016-2020, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Thọ Xuân đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - văn hóa - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Đặc biệt, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 15,8%, vượt mục tiêu đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Phong trào xây dựng nông thôn đi vào chiều sâu, được toàn xã hội đồng tình hưởng ứng và đạt kết quả cao, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

Bước vào nhiệm kỳ 2020 - 2025, với phương châm Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện phấn đấu tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng; tranh thủ thời cơ, vận hội mới; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo cấu trúc hai vành đai phát triển, ba vùng kinh tế động lực và bốn trụ cột tăng trưởng. Phấn đấu đến năm 2025 trở thành một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2030 trở thành thị xã Thọ Xuân.

Tạo đột phá thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm

Để đạt mục tiêu trên, Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXVI xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, với 4 chương trình trọng tâm và 2 khâu đột phá.

Bốn chương trình trọng tâm về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gồm: phát triển nhanh khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn theo chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, các điểm du lịch, đưa Thọ Xuân trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, thị trấn vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Hai khâu đột phá: Đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng, tập trung vào hạ tầng giao thông, du lịch và hạ tầng đô thị; đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là công tác giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính.

 

tr16a.jpg

Trồng rau sạch tại KCN Lam Sơn – Sao vàng.

 

Để thực hiện Nghị quyết, huyện Thọ Xuân đã gắn kết chặt chẽ đường hướng phát triển với chiến lược giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn 2045.Tập trung phát triển khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng trở thành một trong bốn trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hàng không, điện tử, viễn thông, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ, du lịch.

Kết nối TP. Sầm Sơn - TP.Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân với định hướng phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Kết nối Cảng biển Nghi Sơn - Cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với định hướng phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu, logictics và công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển liên kết vùng để Thọ Xuân thực sự là trung tâm của vùng liên huyện: Thọ Xuân - Triệu Sơn - Yên Định - Thiệu Hóa.

Phát triển huyện Thọ Xuân theo cấu trúc 2 vành đai, 3 vùng kinh tế động lực và 4 trụ cột tăng trưởng. Vành đai phát triển đô thị tạo bởi các trục hiện có, gồm trục đường Hồ Chí Minh, các tuyến Quốc lộ 47, 47B, 47C, đường từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi thị xã Nghi Sơn và đường tỉnh 515 dọc hai bên sông Chu. Vành đai liên kết sinh thái được tạo bởi trục đường tỉnh 506B và đường tạo mới kết hợp đường tỉnh 506D.

Phát triển 3 vùng kinh tế động lực: Vùng Lam Sơn - Sao Vàng, là khu vực đô thị động lực với các chức năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị và dịch vụ, du lịch. Vùng Đông hữu ngạn sông Chu, phát triển dịch vụ - thương mại, công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp năng suất, chất lượng cao. Vùng tả ngạn sông Chu, phát triển nông nghiệp với các mô hình trang trại theo hướng nông nghiệp sạch, chất lượng cao; phát triển dịch vụ du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái.

Bên cạnh đó, dựa trên 4 trụ cột tăng trưởng có tiềm năng, thế mạnh vượt trội, gắn với phát triển đô thị, khu cụm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất nông sản có thương hiệu và xây dựng sản phẩm OCOP xuất khẩu, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch.

Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy mạnh tích tụ đất đai, tập trung hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn, sản xuất các sản phẩm sạch, chất lượng và an toàn. Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, quan tâm hỗ trợ xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, gắn với tích tụ, tập trung đất đai để phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, cụm chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu theo hướng bền vững, chất lượng, công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, đảm bảo đến năm 2025 hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã, thôn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Từng bước đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch và bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp mới để thu hút các dự án sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, chế biến nông sản và công nghiệp phụ trợ cho khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Phát triển 17 cụm làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống, hướng đến sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, mang đặc trưng riêng để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.

Tạo môi trường hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư dự án đầu tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi môi trường đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện các dự án tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Tiếp tục tranh thủ tốt các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, kết hợp với huy động tối đa các nguồn lực tại chỗ để tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo 2 vành đai phát triển và 3 vùng kinh tế động lực của huyện...

 

 

Xuân Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top