Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 9 năm 2020 | 15:29

Thu tiền tỉ từ vườn sầu riêng

Ông Nguyễn Hưng Tạo ở xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh - Quảng Trị) có vườn sầu riêng hàng ngàn cây giống Mong thong của Thái Lan, trong đó có gần 100 cây cho thu hoạch 6 năm nay, chất lượng quả thơm ngon, múi dày, mịn, không xơ…

t17.jpg
Ông Nguyễn Hưng Tạo chăm sóc cây sầu riêng. Ảnh: TL

 

Muốn quê mình có sản phẩm trái cây nổi tiếng

Sau nhiều lần thuyết phục, cuối cùng ông Nguyễn Hưng Tạo (68 tuổi) mới đồng ý cho chúng tôi đến thăm vườn sầu riêng nằm giữa trang trại của ông ở làng Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy.

Trang trại của ông áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ, tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu để làm ra sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe con người là tiêu chí đầu tiên ông hướng đến.

Ông Tạo mang một quả sầu riêng mới chín rồi bổ ra mời chúng tôi thưởng thức. Nhìn quả sầu riêng một đầu tròn to, đầu kia thon nhỏ, hình dạng như quả trứng, gai thưa và lớn, biết ngay là giống Mong thong Thái Lan. Quả vừa được bổ ra khiến ai cũng có cảm giác thích thú vì hương thơm nhẹ nhàng, nếm có vị ngon ngọt, múi dày, mịn, không xơ, hạt lép và ít vị béo ngậy nên dễ ăn.

Ông Tạo nhớ lại, 15 năm trước ông sống bằng nghề buôn bán gỗ ở Bình Dương nhưng trong thâm tâm, vẫn cứ muốn về quê sinh sống. Vợ chồng đồng thuận, bà và hai người con ở lại thành phố để dễ bề học hành, ông mang ít vốn về quê mở trang trại. Nhờ bà con anh em giúp đỡ, ông tìm mua được vùng đất như ý muốn, rộng  20ha. Ông muốn trồng sầu riêng là cây chủ đạo tại trang trại này, để quê mình cũng có sản phẩm trái cây nổi tiếng như các vùng quê khác. Nhưng khi đi khắp tỉnh, tìm đến các cơ quan chức năng hỏi ai cũng bảo Quảng Trị rất khó để trồng được sầu riêng cho năng suất vì trước đó chưa ai trồng thành công.

Không bỏ cuộc, ông trở về trang trại, gói bốn hộp đất mang vào Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhờ phân tích chất đất xem hợp với loại cây trồng gì. Hơn hai tuần sau, ông nhận được thông báo của Viện gửi ra với kết quả, đất trang trại này cũng như vùng Tây Vĩnh Linh, phù hợp với cây sầu riêng và các cây trồng có múi. Lúc đó, Viện giới thiệu cho ông nên trồng sầu riêng giống Mong thong của Thái Lan vì chất lượng tốt và hiệu quả cao.

Biết được điều kiện đất đai như vậy ông vô cùng sung sướng, ước mơ tạo dựng vườn cây sầu riêng đầu tiên tại Quảng Trị sắp thành hiện thực. Mùa mưa năm đó ông kết nối với nhà cung cấp giống mua 200 cây sầu riêng chính gốc giống Mong thong Thái Lan vừa nhập về. Khi trồng cây xuống đất ông mong ngóng từng ngày. Thế rồi vườn sầu riêng 200 cây vào năm tuổi thứ hai đang lên xanh tốt thì gặp đại hạn năm 2008, thiếu nước tưới làm 50 cây chết khô.

Còn lại 150 cây phát triển nhanh như ông mong muốn. Nhờ chăm sóc tốt nên mới đến năm thứ 5 sầu riêng cho quả bói, mỗi cây cho khoảng 20 quả. Mừng vui chưa được bao lâu, trận bão năm 2011 làm gãy thêm 30 cây đang tuổi thu hoạch, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông Tạo dẫn chúng tôi tham quan vườn sầu riêng đang vào mùa thu hoạch. Được trồng ở vùng đất đỏ pha sỏi rất phù hợp nên cây cho quả lúc lỉu. Để cây vừa đủ sức phát triển, vừa nuôi quả, ông phải tỉa bớt quả non vì quá sai, chỉ để lại mỗi chùm 2 quả, trên mỗi cành lớn chừng 7 đến 8 quả. Bởi thế nên sầu riêng của vườn ông quả có trọng lượng 3 - 4kg, có quả đến 5kg.

Trung bình mỗi cây sầu riêng có 200 quả, sẽ có 700 - 800kg, bán với giá 150 nghìn đồng/kg, thu về khoảng 11 triệu đồng/cây, lãi cao so với các cây trồng khác cùng trên một diện tích đất. 1ha trung bình trồng đúng quy cách được hơn 285 cây. Sầu riêng cũng không khó trồng và chăm sóc. Cây thường ra hoa vào tháng 3 - 4, sau gần 3 tháng quả sẽ chín. Khi thu hoạch xong cần bón phân gà xuống gốc cây, theo ông, đó là loại phân sầu riêng hợp nhất. Để có đủ phân gà, ông đầu tư thêm một trang trại gà, hằng ngày lấy phân xử lý, trữ vào nhà kho đợi đến mùa mang ra bón cho cây.

Ước mơ phủ xanh 15ha bằng cây sầu riêng

Ông Tạo cho biết, ước mơ của ông muốn biến cả trang trại thành khu vườn sầu riêng. Năm 2019, ông trồng thêm 4ha sầu riêng, nay cây phát triển khá đồng đều. Hiện, giữa vườn cao su già cỗi, ông đã trồng xen cây sầu riêng, đến khi sầu riêng phát triển tốt sẽ phá cao su. Diện tích trang trại của ông còn 15ha, ông dành đất trồng 500 cây cam Xã Đoài, 500 cây cam Xoàn Lai Vu, 650 cây quýt đường, 700 cây bưởi da xanh và 200 cây mít tố nữ lai Mã Lai không hạt…, tất cả đã cho thu hoạch. Trồng thêm các giống cam, bưởi, quýt… đặc sản thì trang trại của ông còn khoảng 10ha, sẽ tập trung trồng sầu riêng cho đến khi đủ 15ha.

Trang trại của ông tạo việc làm cho gần 10 lao động. Khó khăn nhất là cây sầu riêng cần nhiều nước tưới, năm nay thời tiết lại khô hạn làm hồ nước lớn trong trang trại trơ đáy nên ông phải thuê thợ khoan thêm giếng để có nguồn nước tưới.

Ông Tạo chia sẻ, sắp đến sẽ thực hiện theo phương pháp trồng sầu riêng hạt thực sinh rồi ghép với giống sầu riêng Mong thong Thái để cho hiệu quả cao hơn nữa. 1ha sầu riêng cho giá trị kinh tế có thể gấp 10ha cao su, cà phê. Ông Tạo tự tin trong khi nhiều loại trái cây khác có khả năng bão hòa số lượng thì nhu cầu về sầu riêng vẫn sẽ tăng cao vì không có nhiều nước trồng được loại cây này.

Nhiều người ngạc nhiên, trang trại của ông Tạo đã cho thu hoạch hàng tấn sầu riêng mỗi năm mà ít ai biết. Thì ra khi trái chưa đủ tuổi chín đã có người đến nhận bao tiêu toàn bộ nên không có để bán ra ngoài. Ông tự hào, tất cả trang trại này là vốn liếng cả một đời người dành dụm, gây dựng.

Nhìn vườn sầu riêng trĩu quả mới thấy hết giá trị của sức lao động và tình yêu quê hương mà ông Tạo đã dốc hết sức mình tạo dựng. Ông tâm sự, sẽ thuận lòng chuyển giao kỹ thuật trồng sầu riêng cho những ai quyết tâm phát triển kinh tế với loài cây này.

 

 

Tú Linh
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top