Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 1 tháng 6 năm 2019 | 18:31

Lâm Đồng: Cẩn trọng với giống sầu riêng mới nhập “chui”

Bà con cần thận trọng với giống sầu riêng ngoại mới du nhập từ nước ngoài vào.

Hiện, trên địa bàn: Ðạ Huoai, Bảo Lâm, Di Linh và TP Bảo Lộc xuất hiện giống sầu riêng ngoại thu hút rất đông người mua.

 

sau-39.gif

Sầu riêng giống Mu sang king, được nhiều vườn ươm nhập “chui”, tự nhân giống đang bày bán tràn lan. Ảnh T.Sa        

 

Loại giống này hoàn toàn mới, được trồng thực nghiệm, và phổ biến, trên vùng cây ăn trái phía Nam Lâm Ðồng, chưa rõ có phù hợp thổ nhưỡng, sản lượng, chất lượng ra sao.

Khi sầu riêng được quan tâm vì giá liên tục tang, không ít người tận dụng trồng xen trong vườn cà phê, điều, thậm chí phá bỏ cây trồng đang có, để trồng theo phong trào.

Năm nay, các loại giống sầu riêng nội địa như Ri 6, Chuồng Bò, Cái Mơn có vẻ ế. Thay vào đó là giống Musang King, nguồn gốc Malaysia,  luôn “cháy” hàng.

Trong vai người mua giống sầu riêng, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất  Trung Thành, huyện Bảo Lâm, người bán đon đả mời:

“Giống sầu riêng Musang King đang “hot” nhất, thu hút rất nhiều người mua, các anh không mua nhanh là hết. Hàng ngày, chúng em bán đi hàng ngàn cây, nếu lấy số lượng lớn, sẽ được  giảm”.

Khi hỏi về nguồn gốc xuất xứ, anh Trung, chủ cơ sở cho hay: “Giống sầu riêng này, phải sang Malaysia mua chồi về ghép!”.

“Anh có hóa đơn hay giấy tờ mua, bán giống không?”- “Đây là hàng xách tay, đi “săn” giống, hay đúng hơn là “ăn trộm” giống bản quyền, rồi về nhân giống thôi”…

Hiện, sầu riêng thường, chỉ  50 - 100.000 đ/cây. Riêng sầu riêng Musang King, gấp 2 -3 lần. Loại nhỏ: 200.000 đ/cây, lớn: 400.000 đồng/cây.

Anh Trung cho biết, sầu riêng Musang King giá rất cao, 600.000 - 1.200.000đ/kg. Có hương vị đặc trưng, mùi thơm nhẹ, béo như bơ, cơm rất vàng, hạt lép.

Gần đây, người dân Bảo Lâm, Đạ Huoai, Di Linh và TP Bảo Lộc …  mua về trồng khá lớn. 

Thấy một người khách đang lựa giống sầu riêng Musang King, chúng tôi hỏi, ông chia sẻ: “Do tìm hiểu trên mạng, thấy người ta trồng và bán trái sầu riêng này lên tới cả triệu đồng/kg.

Trong khi nhà có hơn 5 sào cà phê, xen hồ tiêu, gần đây, cà phê mất giá, hồ tiêu chết bệnh, nên nghe tin sầu riêng Malaysia đang rất chuộng, tôi mua vài trăm cây về trồng”

Một người khách ở Bảo Lâm, cũng mua giống sầu riêng này, thay thế 2 ha cà phê đang già cỗi. Theo nhận định của 2 ông, sầu riêng Musang King tuy là giống mới, nhưng là cây trồng quen thuộc ở địa phương, nên khả năng thành công cao.

Hiện, cơn sốt giống sầu riêng ngoại đang lan nhanh, nhiều hộ dân các địa phương khác cũng lùng mua giống sầu riêng Malaysia. Người ít thì vài cây, nhiều lên đến cả trăm cây, trồng thí điểm, nếu may mắn gặp giống tốt thì vui, không thì coi như mất trắng.

Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, giống sầu riêng Musang King, là loại có năng suất, chất lượng cao, được Trung Quốc, Singapore ưa chuộng, có giá 500.000 - 1.000.000 đồng/kg. 

Song, chưa có đơn vị nào nhập khẩu chính thức giống sầu riêng này để khảo nghiệm, cũng chưa được cơ quan chuyên môn, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, thích nghi với thời tiết, chống chịu sâu bệnh...

Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cũng chưa công bố chính thức việc nhập giống sầu riêng Musang King về lai ghép, trồng thực nghiệm để đánh giá thổ nhưỡng, khí hậu, năng suất…

“Do vậy, bà con cần cân nhắc kỹ, nếu trồng theo phong trào, thì việc chặt đi cây trồng hiện có, sẽ mất đi sản lượng hàng năm, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống trước mắt. Hơn nữa, trồng sầu riêng mất  5-7 năm mới biết kết quả, là điều cần cân nhắc, không nên vội vàng” - ông Hưng chia sẻ. 

Sắp tới, Chi cục sẽ có khuyến cáo để nông dân không trồng sầu riêng Musang King ồ ạt. Đồng thời kiểm tra các hộ sản xuất, kinh doanh giống, đúng theo quy định Luật Trồng trọt.

Mặt khác, trồng thử nghiệm để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, tính thích nghi của giống Musang King, tránh tình trạng để họ “tự bơi” như hiện nay.

Đắk Nông: Lão nông làm giàu từ xoài VietGAP

Đó là ông Trần Văn Khuông, thôn Tân Lập, xã Đắk Gằn (Đắk Mil) hiện trồng hơn 12 ha xoài, theo chuẩn VietGAP, mỗi năm thu hàng tỷ đồng.

 

xoai-97.jpg

Ông Khuông (phải), giới thiệu kỹ thuật sử dụng bao trái cho xoài

 

Từng sang Đồng Nai, thấy bà con trồng xoài thu nhập cao, năm 2009, ông Khuông trồng thử 1 ha xoài giống 3 mùa (cho thu hoạch tới 3 vụ/năm), vừa làm, vừa học hỏi, áp dụng kỹ thuật sản xuất.

Hai năm sau, vườn xoài cho thu hoạch, đạt năng suất 10 tấn, thu nhập 200 triệu đồng. Từ đó, ông không ngừng mở rộng diện tích, đồng thời trồng thêm xoài Thái Lan, Đài Loan, mỗi năm trừ chi phí, thu khoảng 5-6 tỷ đồng”.

Hiện, vườn xoài của ông đã được trồng theo chuẩn VietGAP. Khi bằng quả trứng gà thì bao trái, để tránh côn trùng, sâu bọ,  tuyệt đối không xịt thuốc BVTV.

Xoài được bọc, năng suất cao, chất lượng tốt, trung bình 1 ha năm thứ 3 trở lên, đạt 25-30 tấn/năm, trừ chi phí, thu khoảng 450 triệu đồng.

Mỗi quả xoài sử dụng bao 750 đồng, nhưng nếu không bọc, thì từ lúc đậu đến thu hoạch, phải xịt thuốc khoảng 7 lần, và thuốc đắt tiền mới đạt.

Vì vậy, dùng bọc quả rẻ hơn khoảng 5 lần, và an toàn cho người sử dụng.

Với kinh nghiệm 10 năm trồng xoài, ông Khuông biết phân biệt đâu là xoài bị xịt thuốc, và bọc trong bao. Theo đó, xoài bọc có lớp phấn rất nhẵn, da láng mịn đều, vì không bị côn trùng chích.

Xoài không bọc và xịt thuốc, quả gồ ghề, xì mủ, có lỗ do côn trùng chích. Xoài sản xuất chuẩn VietGAP và bọc quả, chất lượng cao nên giá cao hơn.

Ông Khuông chia sẻ: Vườn xoài của ông đang thu hoạch và bán với giá 25.000 đồng/kg, trong khi đó, xoài không bọc chỉ khoảng 12.000 đồng/kg.

Trước đây, bao bọc phải mua với giá cao. Nay, ta đã sản xuất được, giá rẻ, và có thể sử dụng được 3 lần. Nông dân cũng mong giá bao trái  rẻ để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, ông Khuông còn trồng xen na, ổi, mít tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Ông cũng chia sẻ kinh nghiệm trồng xoài VietGAP cho bà con  để cùng phát triển.

Đạ Huoai: Liên kết với nông dân vì thương hiệu sầu riêng

“Sầu riêng Ðạ Huoai” (Lâm Đồng), có tiếng của vùng đất Nam Tây Nguyên, nhưng đường đi chưa rõ ràng, phụ thuộc vào thương lái. Bởi vậy, để tìm nguồn tiêu thụ bền vững, nông dân đang thành lập HTX theo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 

l-ket-663.gif
 Sầu riêng đóng hộp tại HTX Phước Lộc . Ảnh: D.Quỳnh

Ông Dương Văn Nha, xã Hà Lâm chia sẻ, ông đang canh tác 5 ha sầu riêng, thu 20 tấn/năm. Ngoài tiêu thụ cho gia đình, ông còn thu mua của bà con, xuất cho bạn hàng trong nước và Đài Loan, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, họ đòi hỏi: nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, sản xuất VietGAP… bởi vậy ông vận động bà con thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Phúc Thịnh, và quy tụ hơn 10 thành viên, chung mục tiêu trồng sầu riêng an toàn. 

Hiện, ông Nha đã xây dựng 2 kho lạnh 400 m2 và 1.200 m2 để bảo quản nông sản cho HTX.

Phòng Nông nghiệp Đạ Huoai cho biết, toàn huyện trồng khoảng 2.500 ha sầu riêng, riêng năm 2018, đã thu hoạch 19.000 tấn, nông dân thu trên 700 tỷ đồng. 

Dự báo năm 2019, sản lượng sầu riêng không thua kém năm 2018. Tuy nhiên, sầu riêng địa phương  mới có nhãn hiệu chung cho toàn vùng. Bởi vậy, xã đang thành lập HTX sản xuất, tiêu thụ sầu riêng.

Đầu năm 2019, đã mở 14 lớp, sầu riêng chuẩn VietGAP, và tham gia truy xuất nguồn gốc, là cơ sở để nông dân hội nhập. 

Kon Tum: Thị trường cây giống vào mùa

Mùa mưa đến, chính là lúc thị trường cây giống vào mùa. Năm nay,  giống cây vô cùng phong phú; giá cả cũng đa dạng.

Tại một số địa phương như T.p Kon Tum, huyện Đăk Hà, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, đang tất bật chuẩn bị vụ mới.

 

c-g-361.jpg

 Người dân chọn mua cây giống. Ảnh: NT

 

Thị trường cây giống vô cùng đa dạng, từ cây công nghiệp: cà phê, cao su, bời lời…; cây ăn trái: bơ, sầu riêng, mít Thái, xoài, cam, quýt, đến các loại cây cảnh.

Trong đó, giống cây ăn trái như bơ, sầu riêng được khá nhiều người mua; bởi phong trào trồng xen canh cà phê đang mở rộng.

Đa số người dân chọn cây ghép để nhanh cho trái. Giá cả cũng khác nhau; cùng một giống cây, nhưng các cơ sở ươm trên địa bàn tỉnh, giá rẻ hơn, loại nhập từ Gia Lai, Đăk Lăk, miền Tây… về giá cao hơn.

Cây cảnh cũng được nhiều người quan tâm, sức mua cao nhất là hồng, phát tài, trầu bà, sống đời; giống cây công nghiệp cũng có sức tiêu thụ cao.

Nếu cây ăn trái được nhập từ các tỉnh, thành thì cà phê, bời lời, cao su hầu như được các vườn ươm trong tỉnh cung ứng, giá bán tương đối “mềm”.

Chẳng hạn, cà phê ươm 2 năm, khoảng 17 -  18.000 đồng/cây, bời lời 800 - 1.000 đồng/cây, tiêu 6 - 7.000 đồng/dây...

Riêng giống cao su vẫn “ế hàng”, do giá mủ cao su chưa có dấu hiệu khởi sắc; gỗ cây cao su cũng đang xuống dốc; vì quỹ đất loại cây này không còn nhiều. Hiện, cao su giống khoảng 4 – 5.000 đồng/bầu.

Đa phần giống mì được để từ vụ này qua vụ khác, thì 2 năm nay, người trồng đang mua giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt.  Hiện, giá hom mì giống  1.500 - 1.700 đồng/cây.

Giống cây là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, người dân không khỏi lo lắng vì không thể biết loại giống nào chất lượng.

Do vậy, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cơ sở cung ứng cây giống; có định hướng quy hoạch, phát triển vùng sản xuất.

Khuyến khích người dân gieo trồng các loại giống phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng, cho năng suất cao; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, tránh thiệt hại cho nông dân.

 

 

 

An Như (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top