Gần 100 hộ dân thuộc đối tượng theo quy định được Hội đồng xét duyệt xã cấp đất. Kèm theo đó, các hộ dân này sẽ “tự nguyện đóng góp xây dựng quê hương”.
Tuy nhiên, đã hơn 10 năm, các thửa đất ở đây vẫn không được cấp sổ đỏ, không được phép xây dựng.
Thời gian qua, Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của người dân về việc hơn 80 hộ tham gia chương trình “Xây dựng quê hương” tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang điêu đứng vì tình trạng có đất do mình đứng tên nhưng không được cấp sổ đỏ cũng như không được phép xây dựng tại đây.
Cụ thể, theo anh Lê Hoài Thương, vào khoảng năm 2007, anh tham gia chương trình “Xây dựng quê hương” do UBND xã Lộc An phát động. Thời điểm này, anh đã đóng khoản tiền hơn 6 triệu đồng. Cùng với điều này, UBND xã Lộc An cấp cho anh một lô đất với diện tích 11m x 20m và đã được thể hiện trong Bản vẽ quy hoạch phân lô của UBND huyện.
Anh Thương thông tin thêm, khi tiến hành đo đạc, phân lô cho các hộ tại đây có sự tham gia của nhiều cán bộ chính quyền. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi anh có ý định xây dựng trên thửa đất của mình đã bị UBND xã Lộc An từ chối với lý do đất này không hợp lệ, không được phép xây dựng.
Anh Lê Trọng Quốc – một người tham gia chương trình “Xây dựng quê hương” thời điểm đó và được cấp đất cho biết, trước đây anh là cán bộ hợp đồng của y tế xã, vì vậy, anh thuộc đối tượng được tham gia chương trình này. Anh Quốc nhớ lại, thời điểm tham gia chương trình trên, anh đã đóng khoản tiền hơn 6 triệu đồng, bao gồm tiền “Xây dựng quê hương” và một số khoản thu liên quan khác.
Tương tự như anh Thương, thửa đất do anh Quốc đứng tên đã được thể hiện trong bản vẽ quy hoạch phân lô của UBND huyện. Tuy nhiên, giờ đây muốn được cấp sổ đỏ hoặc muốn xây dựng đều không được sự cho phép của chính quyền địa phương.
Anh Quốc và nhiều hộ dân trong khu vực này cho biết, chính quyền địa phương đã có nhiều lần gặp gỡ người dân để xử lý. Tuy nhiên, với tình trạng có đất nhưng không được cấp sổ đỏ, không được xây nhà khiến cuộc sống của các hộ dân ở rất khó khăn, nhiều gia đình dù con cái đã lớn nhưng vẫn trong cảnh ở trọ.
Đi tìm hiểu sự việc trên, được sự ủy quyền của ông Hồ Đắc Sự, Chủ tịch UBND xã Lộc An, ông Hoàng Xuân Lợi, cán bộ địa chính - xây dựng xã cho biết, xã đã tiếp nhận thông tin, đang tiến hành tìm hiểu sự việc, đồng thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo từ UBND huyện.
Ông Lợi thông tin thêm, hiện nay UBND huyện đã báo cáo sự việc với tỉnh và đang chờ hướng chỉ đạo.
Quay trở lại vấn đề các hộ dân có đất phân lô đứng tên mình nhưng không được cấp sổ đỏ và không được phép xây dựng, ông Lợi cho biết, vào khoảng năm 2006 – 2007, nhiều gia đình thuộc đối tượng bộ đội xuất ngũ, cán bộ, giáo viên chưa có nhà ở được Hội đồng xét duyệt xã xem xét cấp đất cho họ, đồng thời với sự việc các cá nhân sẽ “tự nguyện đóng góp xây dựng quê hương”. Tuy nhiên, sự việc này đã diễn ra qua các đời chủ tịch trước, đến nay, UBND xã, huyện phải tiến hành xem xét trên cơ sở hồ sơ nên chưa thể cung cấp đầy đủ thông tin cho báo chí.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc sự việc này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.