Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Cần Thơ vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp “Liên kết sản xuất lúa”.
Lợi ích từ liên kết
ĐBSCL có diện tích sản xuất lúa lớn nhất nước với trên 427.000ha, chiếm gần 74% diện tích cánh đồng lớn của cả nước, trong đó cánh đồng lớn kiên kết sản xuất lúa khoảng 380.000ha.
Sau 8 năm sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn, 1ha có thể giảm chi phí 10-15%, giá trị sản lượng tăng 20-25%, thu lãi thêm 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha. Nông dân được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định, được hỗ trợ kỹ thuật và một số mô hình còn được doanh nghiệp liên kết cung ứng vật tư đầu vào không tính lãi.
Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác, đến hết tháng 3/2019, ĐBSCL có khoảng 1.800 HTX, chiếm khoảng 11,4% tổng số HTX của cả nước; trong đó có 1.143 HTX trồng trọt (đa số là HTX trồng lúa).
Liên kết sản xuất lúa ở ĐBSCL đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Nhiều HTX hoạt động hiệu quả; HTX tham gia vào nhiều hình thức liên kết khác nhau với doanh nghiệp; HTX giúp đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị hiệu quả, bền vững; liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa HTX với doanh nghiệp giúp đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia.
Tuy nhiên liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa HTX với doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL còn một số tồn tại: Quy mô hạn chế, tỷ lệ bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng thấp; liên kết lỏng lẻo, tỷ lệ thành công của hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thấp; mức độ tham gia chuỗi liên kết của HTX nông nghiệp còn hạn chế, người nông dân chịu nhiều thua thiệt và rủi ro.
Hài hòa lợi ích
Theo ông Trần Đình Dũng, Trưởng phòng Kinh tế Hợp tác của Cục Kinh tế hợp tác, để hạn chế rủi ro, thiệt hại khi nông dân tham gia liên kết sản xuất thì người nông dân phải chủ động thỏa thuận các điều khoản chặt chẽ trong hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.
Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết, trong chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho nông dân là hạn chế về vốn, thủ tục vay vốn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Định Thành thuộc Tập đoàn Lộc Trời, việc hợp tác nông dân và doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở mối liên kết hài hòa lợi ích. Nông dân tham gia liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, sẽ được công ty cấp trước giống lúa có xác nhận, phân và thuốc không tính phí lãi suất ngân hàng; chuyển giao kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp nông dân làm đúng quy trình; thu mua nông phẩm qua 2 hình thức: theo giá cố định từ đầu vụ và thương thảo giá từ 7-10 ngày trước thu hoạch. Nếu không thương thảo được giá vụ này thì nông dân có thể bán cho doanh nghiệp khác, vụ sau vẫn tiếp tục thương thảo, luôn coi nông dân là đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
Để việc góp phần thúc đẩy liên kết sản xuất lúa, TS. Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho rằng, ngành Nông nghiệp địa phương cần xây dựng quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa lớn, tạo cơ sở cho việc hình thành HTX; đầu tư khoa học kỹ thuật, áp dụng chính sách cho từng vùng cụ thể, đầu tư hạ tầng cơ sở, dịch vụ sản xuất, hỗ trợ, hình thành và thúc đẩy để HTX hoạt động hiệu quả cao.
Các địa phương cần hỗ trợ và có chính sách hỗ trợ HTX kiểu mới, xác định quy mô HTX hợp lý, nâng cao năng lực quản trị của HTX, xây dựng quy chế minh bạch, rõ ràng, lưu ý sản xuất theo hướng chuyên sâu kết hợp với đa dạng hóa sản phẩm cây trồng; tăng cường truyền thông những mô hình liên kết hiệu quả để nông dân học tập.
“Phải có sự vào cuộc kịp thời và mạnh mẽ của chính quyền địa phương trong việc khâu mối, trọng tài cho các hợp đồng liên kết, hướng dẫn nông dân và doanh nghiệp tiếp cận chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất,” TS. Trần Văn Khởi nhấn mạnh.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.