Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 10 tháng 6 năm 2021 | 11:5

Tham nhũng đất đai tại xã Thụy Lâm (Hà Nội) -  Bài 2: Những thủ đoạn “ăn đất”

Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi được biết có dấu hiệu của đường dây “bảo kê” đang giấu mặt để tiếp tay cho vấn nạn "ăn đất" của nhóm cán bộ thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm (Đông Anh- Hà Nội).

Trong bài báo này, chúng tôi tiếp tục đưa ra những bằng chứng sai phạm để giúp cơ quan chức năng có thêm chứng cứ khi vào cuộc điều tra… 

4.jpg
Hợp đồng mua bán đất trái luật được ban hành

 

Như đã thông tin ở Bài 1: Giao đất trái thẩm quyền, việc  "hô biến" đất công thành đất tư đã trở thành vấn nạn nhức nhối tại thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm. Những hành vi mua bán và giao đất trái thẩm quyền của nhóm cán bộ thôn Đào Thục bắt đầu manh nha và được thực hiện với hàng loạt chiêu trò thủ đoạn từ những năm 2000. Khởi đầu bằng "Đơn mua ao", sau đó phát triển thành "Biên bản chứng nhận" được trình bày như một văn bản hành chính thông thường.  

Muôn nẻo lừa dân...

Ở đất sân bóng cũ, hộ ông Đinh Văn Lạc là một trong số 15 hộ được giao đất với diện tích khoảng 200m2. Đầu năm 2013, ông Lạc ngang nhiên xây nhà trên phần diện tích này. Mặc dù bị người dân khiếu kiện và huyện Đông Anh chỉ đạo giải quyết nhưng ông Lạc vẫn không thực hiện.

3.JPG
Nhà xây trái phép trên đất sân bóng.

 

 

Tuy nhiên, UBND xã Thụy Lâm lại công nhận ông Lạc có quyền sử dụng đất (nguồn gốc là đất sân bóng cũ được giao trái thẩm quyền), vi phạm không chỉ là “không xin Giấy phép xây dựng”... Ở đây chính là việc cố tình “đánh lận con đen” của UBND xã Thụy Lâm nhằm che giấu bản chất của nguồn gốc mua bán đất trái luật và “bảo kê” cho sai phạm?  Ngoài ra, những cán bộ thôn Đào Thục còn giao cho hàng loạt hộ dân khác được sử dụng đất ao của thôn. Trước đó, năm 2000  những cán bộ này còn giao đất trái quy định cho hộ ông Nguyễn Văn Nghị để chiếm đoạt tiền chi tiêu riêng?

2.JPG
Đất ao được đem bán.

 

Có thể nói, với vỏ bọc là dựa vào  “Đơn mua ao”  của những hộ dân để nhóm lãnh đạo thôn lấy làm cơ sở giao đất trái thẩm quyền (thu lợi bất chính, bắt dân nộp 500.000 đồng). Đến năm 2005, nâng cấp lên là hình thức “Biên bản chứng nhận” mang tính hành chính nhà nước nhằm lừa gạt người dân để che giấu bản chất sự việc. Về hình thức là văn bản nhưng cách thức thực hiện thì khác nhau, nhưng thực chất vẫn là vi phạm về thẩm quyền giao đất và mục đích là để trục lợi từ đất.

1.JPG
Hành lang đê bị lấn chiếm.

 

Tại khoản 2, Điều 37, Luật Đất đai 2003 quy định Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, tại khoản 4, Điều 37 Luật này quy định: “Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất… không được ủy quyền”.

 Như vậy, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân ở đây phải là UBND huyện Đông Anh nhưng nhóm lãnh đạo thôn Đào Thục đều qua mặt được UBND xã Thụy Lâm và huyện Đông Anh, trực tiếp viết giấy mua bán và giao đất là trái quy định. Trong đó, không thể kể đến sự buông lỏng trong quản lý đất đai tại địa phương chính là UBND huyện Đông Anh, và sự bao che, tiếp tay, dung túng cho sai phạm này để trục lợi, có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng. Những hành vi vượt cấp, vượt quyền, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền; vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của công dân sử dụng đất của nhóm lãnh đạo thôn Đào Thục  vi phạm Điều 37, Luật Đất đai (năm 2003);  khoản 1, Điều 174;  khoản 1, Điều 198;  và khoản 1, Điều 278 Bộ luật Hình sự. 

5.jpg
Biên bản giao đất cơ đê trái luật.

... Để trục lợi

Năm 2003, Ban lãnh đạo thôn Đào Thục tổ chức Hội nghị xét cấp đất giãn dân. Nhóm cán bộ này đã lập nên một Biên bản “giả” để cấp bổ sung thêm cho 3 hộ khác là: Đinh Văn Bát; Ngô Thị Trinh; Đinh Thị Na. Đây là những hộ không nằm trong diện đủ tiêu chuẩn được cấp nhưng là người nhà của các quan thôn. Nhóm này dùng thủ đoạn lập ra một cuộc họp khác để “ bổ sung” vào biên bản một cách hợp lệ để cấp cho các hộ dân trên.

Đất lâu năm của dân là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay ở thôn Đào Thục (hay còn gọi là đất 64), được chia theo Nghị định 64/ CP của Chính phủ (năm 1993) và được Nhà nước giao cấy cố định cho người dân. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách dồn điền đổi thửa năm 2013, ông Đinh Hữu Bình (Trưởng thôn kiêm Trưởng ban dồn điền đổi thửa) đã lợi dụng để lấy dư số đất của dân khoảng 600m2. Trước đó, theo sổ sách của thôn, hộ ông Bình có tổng diện tích khoảng 1.842m2 . Sau khi chia lại ruộng thì số đất dư đã được nâng lên thành tổng trên 2.000m2. Số đất dư này được ông Bình giao tiếp cho nhiều hộ khác như Ngô Thị Trạch, Đinh Văn Tùng, Phạm Thị Hằng. Ngoài ra, ông Bình còn tự ý thay đổi vị trí đất của gia đình mình từ thửa phiếu số 53 – 54, bỏ qua 1.200m2 để tự ý cắm cho gia đình thửa bên ngoài mặt đường có vị trí mặt đường giao thông và giá trị tiền lớn.

Hộ ông Nguyễn Văn Chương (Trưởng thôn) cũng có đất dư khoảng 500m2. Chưa hết, ông Bình còn tự ý khịa ra chuyện làm đường giao thông bị thiếu đất nên trừ mỗi khẩu 7m2 đất, những hộ đông nhân khẩu phải trừ mất vài chục mét vuông. Trên thực tế, tổng số đất hơn chục ngàn mét vuông mà ông Bình trừ của dân được giao cho hộ ông Ánh thầu 3.600m2 để đào ao thả cá; hộ ông Cường thầu hơn 7.000m2. Số tiền thầu này người dân không được biết.

Ở đây, chủ trương của việc dồn điền, đổi thửa của Nhà nước trong Chương trình xây dựng nông thôn mới với mục đích là quy hoạch ruộng đất, thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, dồn nhiều thửa ruộng có diện tích nhỏ thành một ruộng có diện tích lớn nhưng không làm thay đổi diện tích đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Đối chiếu với Luật Đất đai năm 2003 thì đất chuyên trồng lúa nước nay muốn chuyển sang đào ao thả cá và chăn nuôi gia súc thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

6.jpg
Biên bản bàn giao đất trái phép.

Điều 15, Luật Đất đai năm 2003 quy định những hành vi bị nghiêm cấm: “Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích; huỷ hoại đất… Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng… làm trái các quy định về quản lý đất đai”. Theo file ghi âm mà PV có được thì ông Văn Tùng (thôn Đào Thục) là nhân viên bảo vệ được thuê trong quá trình thôn Đào Thục dồn điền đổi thửa đã nói rằng, trong Ban dồn điền có hơn 10 người thì ai cũng được chia đất.

Như vậy, đã thấy rõ ngay từ chính quyền cơ cở cấp thấp nhất đã manh nha hình thành “nhóm lợi ích” tham nhũng nghiêm trọng.

7.jpg
Biên bản kiểm tra lưới điện.

 

Năm 2005, cũng hành vi tham nhũng, nhóm cán bộ này còn tự ý phá dỡ đường dây điện hạ áp của thôn mới được Sở Điện lực lắp đặt rồi được đem đi gửi. Hành vi này có dấu hiệu của tội Tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 Bộ luật Hình sự 1999.

 

Bài 3: Có hay không sự bảo kê?

 

 

Thu Hương
Ý kiến bạn đọc
Top