Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 3 năm 2020 | 14:45

Triển vọng từ mô hình trồng dứa Queen thương phẩm ở Quảng Bình

Trồng giống dứa Queen là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở vùng đồi dốc, cao cưỡng và đất trồng rừng kém hiệu quả.

tr12d.jpg
HTX Tân Thủy tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất dứa Queen thương phẩm.

Được sự hỗ trợ về kỹ thuật và cây giống của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tân Thủy (xã Tân Thủy, huyện Lệ Thủy) thực hiện thành công mô hình “Trồng dứa thương phẩm” sử dụng giống dứa Queen.

Đây là loại giống dứa thơm phổ biến nhất ở Việt Nam, với đặc điểm nổi trội là rất giòn và ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Mô hình được thực hiện trên diện tích 4ha ở thôn Tân Truyền, xã Tân Thủy.

Sau hơn 1 năm thực hiện, qua các đợt kiểm tra, đánh giá, hội thảo đầu bờ… thấy giống dứa Queen phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đất đồi dốc, cao cưỡng ở xã Tân Thủy nói riêng và huyện Lệ Thủy nói chung. Cây phát triển nhanh, đẻ nhánh nhiều, cho quả to.

Kết quả, mô hình thu được 114,24 tấn dứa thương phẩm, 10,1 tấn dứa tận thu và 130 nghìn chồi dứa dùng để nhân giống cho kỳ sản xuất tiếp theo. Kết quả hạch toán cho thấy, chi phí để sản xuất 1ha dứa thương phẩm trong một chu kỳ sản xuất cần 99,09 triệu đồng, doanh thu đạt 151,5 triệu đồng, lãi ròng  52,4 triệu đồng.

Thạc sỹ Nguyễn Chí Trải, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lệ Thủy, Chủ nhiệm mô hình, cho biết: Trung tâm đang phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Thủy duy trì sản xuất vụ dứa tiếp theo và liên kết với các hộ dân trên địa bàn để mở rộng quy mô sản xuất, nhân rộng mô hình.

Ông Trải khuyến cáo, cây dứa trồng ở địa bàn huyện Lệ Thủy nên xây dựng lịch thời vụ lệch so với một số tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết tiêu thụ, chế biến với Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trong thời gian tới.

 

 

 

Nguyễn Trung Hiểu
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top