Mô hình trồng cây Sachi làm dược liệu của ông Tăng Ngọc Thắng ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng (Lục Yên - Yên Bái) là điển hình của việc lựa chọn cây trồng phù hợp, hứa hẹn nhiều triển vọng.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê còn nhiều khó khăn, ông Tăng Ngọc Thắng đã sớm phải tự lập kiếm sống. Sau nhiều năm bươn chải, làm nhiều nghề, đầu năm 2019, ông đã mạnh dạn đầu tư trồng cây Sachi, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn.
Với quyết tâm làm giàu cộng với ý chí, nghị lực của người chiến sĩ “Bộ đội cụ Hồ”, cùng sự ủng hộ, giúp đỡ của gia đình, ông Thắng mạnh dạn trồng cây Sachi trong vườn của gia đình, đồng thời thuê thêm gần 1ha đất của các hộ dân trong thôn để phát triển loài cây còn rất mới lạ này ở địa phương.
Đưa chúng tôi thăm vườn, chỉ tay về phía những giàn cây Sachi xanh mướt, ông Thắng chia sẻ: Qua tìm hiểu từ internet, sách, báo và những lần đi thăm quan các mô hình trong và ngoài tỉnh, tôi thấy Sachi là loại cây có giá trị kinh tế cao, chỉ đầu tư trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh, hiệu quả kinh tế khá cao.
Sau khi nghiên cứu kỹ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, tháng 3/2019, ông mạnh dạn trồng 2 nghìn cây Sachi trên diện tích đất thuê được. Là người đầu tiên ở địa phương mạo hiểm chọn giống cây mới để phát triển kinh tế, cũng có lúc ông lo lắng về hiệu quả và chất lượng của cây. Thế nhưng, do hợp đất, hợp khí hậu miền đồi núi nên Sachi phát triển khá tốt; đến nay, chuẩn bị cho thu quả và lá. Sản phẩm sau khi thu hoạch được Công ty InCa Việt Nam tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình nhận bao tiêu với giá thu mua quả khô 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Chia sẻ về lý do lựa chọn trồng thử nghiệm cây Sachi trên đất Yên Thắng, ông Thắng cho biết: Đây là cây trồng đa tác dụng, vừa là cây lâm nghiệp, nông nghiệp, vừa là cây dược liệu và cây lấy dầu. Hạt của nó có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khoẻ con người. Có thể chế biến ra nhiều sản phẩm, như rang sấy, bọc chocolate, bọc matcha...
Theo ông Thắng, ban đầu ông cũng gặp nhiều khó khăn về khâu chăm sóc, kỹ thuật nhưng sau khi tìm hiểu và thuần giống, cây Sachi phát triển khá tốt. Loại cây này cho hạt giàu chất dinh dưỡng, thời gian khai thác kéo dài, 15-20 năm, sản lượng cao dần và cao nhất từ năm thứ ba trở đi.
Mạnh dạn đưa cây Sachi vào phát triển kinh tế gia đình, tin rằng, ông Tăng Ngọc Thắng sẽ thành công với mô hình được triển khai đầu tiên tại Yên Bái.
Sachi hay còn có các tên Sacha Inchi, Sacha đậu phộng, Inca Inchi…, là thực vật thuộc họ Thầu dầu. Nó gồm 19 loài, có nguồn gốc từ vùng rừng rậm Amazon phân bố từ Bolivia tới Mexico nhưng phổ biến nhất là ở Peru, Ecuador và Colombia. “Ông vua của các loại hạt”, “Siêu thực phẩm mới”… là những cụm từ thường được dùng để nói về hạt của Sachi bởi tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và các axit béo không bão hòa đối với con người rất cao, đạt đến 96%. Omega 3 có trong Sachi là 48-54% giúp phát triển và nâng cao trí tuệ, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, cân bằng các tế bào thần kinh, giảm các nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch gây nên... |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan từng nhấn mạnh, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là cuộc cách mạng về tư duy, nhận thức và mục tiêu, tiến tới nhận thức chung là, chúng ta đang làm một cuộc cách mạng, là giải pháp để khắc phục sự xung đột, mâu thuẫn trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn.