Các hộ tham gia mô hình đều là những hộ giàu kinh nghiệm sản xuất, đã và đang canh tác giống cỏ voi; cùng với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về khâu chuẩn bị đất, cách trồng và chăm sóc,… nên hiệu quả mô hình đạt được khá cao.
Để giải quyết thực trạng thiếu hụt và cải thiện chất lượng thức ăn thô xanh góp phần phát triển đàn bò thịt lai giống ngoại trên địa bàn và chuyển giao giống cỏ cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã triển khai mô hình đồng cỏ mẫu - cỏ voi xanh với quy mô 1,1ha cho 5 hộ tại 2 xã Xuân Thới Sơn và Xuân Thới Thượng (Hóc Môn).
Các hộ tham gia mô hình đều là những hộ giàu kinh nghiệm sản xuất, đã và đang canh tác giống cỏ voi; cùng với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về khâu chuẩn bị đất, cách trồng và chăm sóc,… nên hiệu quả mô hình đạt được khá cao.
Sau thời gian triển khai mô hình (từ tháng 12/2019 - 7/2020) thấy, cỏ có tốc độ sinh trưởng và thích nghi tốt với thổ nhưỡng địa phương. Năng suất bình quân đạt 334 tấn/ha/năm, tương đương 27,8 tấn/ha/tháng. Giá thành sản xuất là 628 đồng/kg, giá bán tại ruộng 800 đồng/kg, như vậy, mỗi tháng nông dân thu lãi 4,78 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các hộ tham gia mô hình, vụ trồng rơi vào thời điểm nắng gắt kéo dài nên thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như tỷ lệ tái sinh và phục hồi của cây giống. Do vậy, tốn nhiều công chăm sóc và giá thành sản phẩm tăng. Các hộ kiến nghị nên triển khai mô hình vào đầu mùa mưa, tiết kiệm nhiều công lao động, nước và mùa mưa cũng giúp cỏ phát triển nhanh hơn.
Trong quá trình thực hiện mô hình, có hộ đã mạnh dạn đưa cơ giới hóa vào sản xuất để khắc phục những khó khăn trên như hộ anh Đặng Quốc Tiến (83/3 ấp 4, xã Xuân Thới Sơn), áp dụng hệ thống tưới tự động nên năng suất và sản lượng cỏ cao hơn nhiều so với các hộ còn lại.
Đại diện Phòng Kinh tế xã Xuân Thới Thượng đánh giá cao hiệu quả mô hình trong việc giúp các hộ chăn nuôi giải quyết phần thức ăn thô xanh cho đàn bò. Đồng thời đề nghị khuyến nông địa phương nên tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ để các hộ có điều kiện tiếp nhận kiến thức, thực hiện ngày càng hiệu quả hơn.
Theo ông Vũ Hồng Trường, Phó trưởng phòng Kỹ thuật (Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh), mô hình đã giúp nông dân tiết kiệm chi phí mua thức ăn cho đàn gia súc, góp phần tăng diện tích phủ xanh trên địa bàn. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của mô hình, cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn người chăn nuôi kỹ thuật ủ chua thức ăn từ cỏ....
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.