Nếu như Đồng Thành nổi tiếng với đặc sản trứ danh cam Đồng Thành thì xã Quang Thành (Yên Thành - Nghệ An) lại để trong lòng người dân một vị ngọt thanh của ổi lê Đài Loan.
Về xã Quang Thành là về với vùng đất nắng thì nắng cháy da, còn rét thì đứt ruột. Nghệ An là thế, sương gió, bão bùng, ấy vậy mà con người nơi này vẫn luôn chịu khó, lam làm.
Tiếp chuyện với chúng tôi bằng những cốc nước chè xanh còn ủ hơi nóng, anh Phan Đức Tiến tâm sự: “Tính đến thời điểm hiện tại, gia đình đã trồng ổi được hơn 5 năm. Nhìn thì đơn giản vậy thôi, nhưng để cho ra quả ngọt mới là điều cốt lõi”.
Anh Tiến kể về hành trình bén duyên với giống ổi này: “Những năm trước, lúc đó tôi đi Nghĩa Đàn có công việc, thấy giống ổi lê Đài Loan ăn ngon, ngọt, giòn nên đã mua về 40 gốc để trồng. Từ đó cho đến giờ, các bạn thấy rồi đấy, cũng chẳng đếm xuể bao nhiêu gốc trên hơn 5000m2”.
Thổ nhưỡng vùng Quang Thành này chỉ có cây ổi là thích hợp nhất. Chính vì thế, anh Tiến (người trồng ổi đầu tiên của xã Quang Thành) đã thành công ngoài mong đợi.
“Giống ổi lê Đài Loan sau khi trồng khoảng 8 tháng sẽ cho thu hoạch. Bình quân mỗi cây ổi cho thu hái được khoảng 80 - 100kg quả/năm. Mỗi trái ổi lê Đài Loan có trọng lượng 300 - 400g, tùy theo thời điểm, giá ổi dao động 10.000 - 25.000 đồng/kg. Trồng ổi nhanh thu hoạch, giá bán tương đối cao nên hiệu quả gấp 3 - 4 lần các loại cây ăn trái khác”, anh Tiến chia sẻ.
Với thời tiết như ở Nghệ An thì tầm tháng 2 đến tháng 4 là thích hợp nhất để trồng ổi. Vì vào thời điểm này, khí hậu mát mẻ, ôn hòa, là mùa của cây cối đâm chồi, nảy lộc.
Về kinh nghiệm trồng ổi, anh Tiến tiết lộ, để cây ổi ra hoa đậu quả quanh năm, chất lượng quả thơm, giòn và ngọt, phải thường xuyên tỉa cành, bấm ngọn tạo chồi mới cho ổi ra hoa. Sau khi cánh hoa rụng, quả ổi to gần bằng đầu ngón tay cái phải dùng túi chuyên dụng bọc bảo vệ quả để tránh côn trùng (bọ xít muỗi, rệp sáp) gây hại. Định kỳ bón phân hữu cơ (phân gà ủ hoai mục sau 6 tháng), bón đủ lân, giảm lượng phân đạm vô cơ và bón tăng lượng kali sun phát. Khi cần, dùng thuốc hóa học phun trừ sâu bệnh gây hại phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc “4 đúng”.
Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, mỗi năm anh Tiến thu về 300 đến 350 triệu đồng/ha. Đặc biệt, đối với giống ổi Lê Đài Loan, ngoài hai vụ chính trong năm, người dân có thể trồng quanh năm nên hứa hẹn có nguồn thu ổn định, tạo đột phá trong phát triển kinh tế.
AnhTiến bày tỏ mong muốn: “Nhà nước nên có cơ chế chính sách ưu tiên, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang cây ăn quả. Bên cạnh đó, người dân cần được tập huấn kĩ thuật trồng, chăn nuôi. Quan trọng hơn cả, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ giống, một phần giúp bà con yên tâm sản xuất, một phần giảm thiểu áp lực từ việc mua giống để tập trung phát triển kinh tế nông thôn”.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.