Nhằm đưa tiến bộ kỹ thuật về tưới nước tiết kiệm vào canh tác, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai mô hình “Tưới nhỏ giọt cho cam trồng mới”.
Bước đầu mô hình đã làm thay đổi nhận thức về tưới nước tiết kiệm, tăng thu nhập cho nhà vườn.
Công nghệ hiện đại
Mô hình được triển khai với quy mô 2ha tại thôn Cam Phú (xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) và thôn 1B (xã Hải Thái, huyện Gio Linh) với 05 hộ tham gia.
Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật mới nên việc tập huấn rất được chú trọng. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho nông dân trong và ngoài mô hình tại 2 điểm thực hiện với hơn 40 lượt người tham gia. Học viên được chuyển tải kiến thức về quy trình tưới nước tiết kiệm; ưu điểm tưới nhỏ giọt; khuynh hướng chính trong tưới nhỏ giọt cho cây trồng cạn; chế độ tưới nhỏ giọt hợp lý cho cây trồng cạn; cách lắp đặt hệ thống đường ống chính, đường ống phụ và đường ống thu hồi; phương pháp bảo quản, trùng tu bảo dưỡng hệ thống tưới.
Để tưới cho cây ăn quả nói chung, cây cam nói riêng, nông dân Quảng Trị thường áp dụng biện pháp tưới thủ công truyền thống. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, sử dụng vòi tưới bằng tay để tưới vào gốc cây. Tuy nhiên, phương pháp này tốn công chăm sóc (tưới, bón phân), phải xoay vòng tưới liên tục hàng ngày, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nước, điện trong khi năng suất thường thấp và không ổn định.
Công nghệ tưới nhỏ giọt là công nghệ tưới hiện đại, có nhiều ưu điểm vượt trội. Lượng nước tưới cho 1ha cam trồng mới sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là 16,6m3/ha/lần tưới, trong khi lượng nước tưới tràn là 29,1m3/ha/lần tưới, giảm 12,5m3/ha/lần tưới, tiết kiệm 43% so với tưới tràn thông thường.
Tăng hiệu quả kinh tế
Ông Phạn Quý Chỉ, thôn 1B, xã Hải Thái, cho biết, sau khi được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn quy trình tưới nhỏ giọt, việc tưới cho vườn cam của gia đình khá thuận tiện. “Hệ thống tưới nhỏ giọt dễ vận hành, thất thoát lượng nước ít. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất khá thuận tiện, gia đình chủ động hoàn toàn trong việc tưới tiêu, giảm công và chi phí chăm sóc”, ông Chỉ nói.
Còn theo chị Hoàng Thị Mỹ Châu, thôn Cam Phú 1, xã Cam Thành, việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây cam đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, giảm chi phí tiền điện chạy máy bơm. Ngoài sử dụng để tưới nước còn sử dụng cho việc bón phân nên đã giảm công lao động, giảm lượng phân bón, tăng hiệu quả kinh tế”.
Trao đổi với chúng tôi, kỹ sư Nguyễn Bảy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị, nói: Việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước vào quy trình canh tác trên cây cam có ý nghĩa rất quan trọng. Hệ thống có thể vận hành thường xuyên, giảm sự rửa trôi hóa chất vào môi trường, hạn chế xói mòn đất. Giảm chi phí vận hành, làm cho độ ẩm đất đồng đều và luôn đạt ở mức tối ưu cho cây trồng, làm cho vùng rễ tơi xốp, tăng khả năng hô hấp của rễ nên tăng hiệu quả hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây, phát triển mạnh khối lượng rễ tích cực, từ đây tăng năng suất, chất lượng sản phẩm”.
Từ hiệu quả mang lại, nhiều nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm của 2 mô hình áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Thành công của mô hình là tiền đề cho việc phát triển công nghệ tưới trên cây trồng nói chung và cây cam nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, góp phần làm tăng thu nhập cho người sản xuất.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.