Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2020 | 18:37

Tuyên Quang chủ động phòng chống, ứng phó với rét đậm, rét hại

Trước dự báo ở các vùng núi có nơi rét đậm, rét hại, có khả năng xảy ra băng giá và sương muối, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang chủ động đưa ra cảnh báo, phòng chống, ứng phó.

 Người dân chủ động dữ trữ nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

 

Chủ động phòng rét

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang yêu cầu UBND các huyện, thành phố thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại; tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết, chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng khác để phòng chống rét.

Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, nhất là với người già, trẻ nhỏ, học sinh như hạn chế ra ngoài khi trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín. Chú ý công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương nhằm hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm cho gia súc, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tuyên truyền người dân không thả tự do gia súc khi nhiệt độ dưới 12 độ.

Chủ động bố trí nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống; triển khai lực lượng xung kích tại cơ sở, hỗ trợ vật tư, kinh phí để giúp nhân dân nhất là gia đình chính sách, hộ đồng bào dân tộc, các hộ nghèo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại như: gia cố, che chắn vệ sinh chuồng trại; di chuyển, tập trung các đàn đại gia súc chăn thả tự do đến nơi tránh rét; chuẩn bị, dự trữ thức ăn, vắc xin phòng bệnh vv…

Khi có thiên tai xảy ra, kịp thời tổ chức thống kê thiệt hại về cây trồng, vật nuôi, thủy sản do ảnh hưởng của giá rét để kịp thời hỗ trợ cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ. UBND huyện, thành phố chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của huyện, thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định để khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân dân sớm ổn định đời sống sản xuất.

 

Na Hang tập trung phòng chống đói rét cho đàn gia súc

Để phòng, chống đói rét cho đàn gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, UBND huyện Na Hang đã xây dựng kế hoạch cụ thể, triển khai các phương án, phân công cán bộ phụ trách từng thôn bản thường xuyên bám nắm cơ sở, qua các cuộc họp thôn xuống tuyền truyền cho bà con biết được những nguy hại do thời tiết rét đậm, rét hại gây ra đối với đàn gia súc.

Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn các hộ gia đình chuẩn bị tốt các điều kiện về vệ sinh chuồng trại, phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài, tích cực thu gom những phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn bổ sung cho gia súc vào mùa đôn.

Phấn đấu mỗi hộ chăn nuôi trâu, bò phải có ít nhất từ một cây rơm khô trở lên và tận dụng tốt quỹ đất để trồng cỏ, trồng ngô mật độ dầy để làm thức ăn khi lượng cỏ trong tự nhiên khan hiếm. Bên cạnh đó cũng cần phải chủ động tiêm phòng các loại vác sin phòng dịch bệnh để đàn gia gia súc phát triển khỏe mạnh, ổn định.

Được cán bộ xã hướng dẫn, những ngày này, gia đình anh Lý Văn Thế (thôn Nà Noong, xã Năng Khả) đã chủ động quây chuồng trại bằng bạt để giữ ấm cho đàn trâu, bò của mình. Bên cạnh đó, anh cũng thường xuyên quét dọn chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, tận dụng nguồn rơm rạ để tích trữ làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông giá rét.

Anh Thế cho biết, gia đình chủ động theo dõi tình hình thời tiết, khi nhiệt độ xuống thấp không chăn thả gia súc. Gia đình đã trồng trên 100m2 cỏ voi để có thêm nguồn thức ăn xanh cho đàn gia súc.

Huyện Na Hang hiện có tổng đàn trâu, bò trên 13.000 con. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, mùa đông năm nay huyện Na Hang phấn đấu sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do đói, rét cho đàn vật nuôi, duy trì và phát triển tổng đàn trên địa bàn.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top