Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành (Tuyên Quang) vừa tổ chức bàn giao 15 con trâu đực và 5 con bò cho tổ hợp tác chăn nuôi trâu xã Hùng Mỹ (Chiêm Hóa) để xây dựng mô hình liên kết nuôi trâu, bò vỗ béo an toàn sinh học.
Theo hợp đồng thỏa thuận, nuôi trâu, bò vỗ béo an toàn sinh học là mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và hộ dân có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Tổ hợp tác chăn nuôi trâu xã Hùng Mỹ tiếp nhận 15 con trâu đực và 5 con bò phân chia cho các hộ chăn vỗ béo với tổng giá trị gần 500 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất phát triển chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. HTX Nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cung cấp trâu, bò đủ tiêu chuẩn, tổ chức tập huấn kỹ thuật làm chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh, cách ủ thức ăn cho trâu, bò…; cân trọng lượng của từng con, đánh số tai theo dõi bàn giao cho các hộ của tổ hợp tác.
Sau thời gian 3 tháng, bà con mang số trâu trên về HTX tiến hành cân nhập. Sự chênh lệch trọng lượng giao và nhận là nguồn lợi của bà con được hưởng. Theo tính toán, 1 con trâu, bò chăn nuôi vỗ béo theo đúng quy trình sau 3 tháng trọng lượng tăng từ 100 - 120kg/con, với giá thu mua 72.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập từ 7,2 - 8,5 triệu đồng/con.
Ông Ma Đình Sắc, Phó chủ tịch UBND xã Hùng Mỹ, cho biết: Liên kết chuỗi giữa HTX với tổ hợp tác chăn nuôi theo hình thức hợp đồng thỏa thuận và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra sẽ giúp cho người nông dân yên tâm chăn nuôi, tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp, giúp các hộ tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Tổ hợp tác chăn nuôi trâu vỗ béo theo hướng an toàn sinh học xã Hùng Mỹ hoạt động theo nhóm hộ cùng sở thích, có nguồn nhân lực, mặt bằng làm chuồng trại theo tiêu chuẩn nuôi nhốt, có diện tích đất trồng cỏ… Khi đàn trâu đưa về địa bàn đã được kiểm soát nguồn gốc, được tiêm phòng, giám sát và theo dõi sức khỏe.
Theo anh Nguyễn Văn Nguyên, thành viên Tổ hợp tác, trước đây, gia đình chỉ chăn nuôi để cày kéo, nay xã triển khai mô hình nuôi trâu vỗ béo theo hướng hàng hóa, được ký kết hợp đồng đầu ra ổn định, anh đã đăng ký tham gia, thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
Việc triển khai mô hình nuôi trâu vỗ béo an toàn sinh học sẽ làm thay đổi cách chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy phát triển đàn gia súc trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.