Để nâng cao thu nhập trong sản xuất cây ăn trái, nhà vườn và ngành chuyên môn huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã đưa ca cao trồng xen trong vườn dừa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Trần Tuấn Anh (ấp Ba Chùa, xã Nhơn Bình), người gắn bó với cây cao cao hơn 5 năm nay, cho biết: Ca cao trồng xen trong vườn dừa vẫn cho trái sai dù không cần chăm sóc, bón nhiều phân. Thời gian trước, nhiều hộ không phủ nhận năng suất của ca cao nhưng vẫn đốn bỏ để trồng cây khác vì giá bán trái thấp. Tôi cũng định đốn bỏ ca cao nhưng vì tiếc cây đang cho trái nên quyết định giữ lại.
Qua hơn 4 năm thu trái, cây ca cao cho gia đình anh Tuấn Anh thu khoảng 20 - 30 triệu đồng/năm/3.000m2 từ việc bán trái tươi. Việc chăm sóc khá nhàn, chỉ cần bón phân 1-2 lần vào mùa mưa, cắt tỉa cành sau khi thu hoạch là được. Hiện, giá ca cao ở mức 4.500 - 5.000 đồng/kg. Trung bình 10 ngày, anh thu hoạch 1 lần được 200- 300kg trái. Đây là nguồn thu nhập cao với gia đình anh mà không phải đi làm ăn xa.
Anh Nguyễn Duy Phước, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Bình, cho biết: Ca cao trồng xen trong vườn dừa đạt kết quả cao so với các loại cây trồng khác nếu được đầu tư, chăm sóc tốt, đặc biệt là khâu tỉa cành tạo tán, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Với giá dừa ở mức bình quân 65.000- 70.000 đồng/chục thì gia đình anh Tuấn Anh có thêm thu nhập gần 30 triệu đồng/năm từ việc bán dừa.
Để phát triển cây ca cao bền vững, trước hết nhà vườn phải quyết tâm, kiên trì. Các nhà quản lý, doanh nghiệp cần chung tay hỗ trợ, thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu nghiên cứu, tuyển chọn giống cho người trồng, chuyển giao kỹ thuật; liên kết đầu tư vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường nông sản.
Hiệu quả bước đầu của mô hình trồng xen ca cao trong vườn cây ăn trái là tín hiệu vui giúp nông dân Trà Ôn yên tâm đầu tư sản xuất. Tuy diện tích canh tác còn khiêm tốn, song trước tình trạng các loại cây công nghiệp khác mất mùa, thì đây là mô hình nhà vườn có thể áp dụng để tạo nguồn thu ổn định cho gia đình.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.