Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 8 năm 2021 | 10:5

Vợ chồng lão nông Hà Tĩnh “hái ra tiền” nhờ đầu tư vườn mẫu trồng rau trái mùa

Từ 4 năm nay, vợ chồng ông Phan Trọng Sâm, bà Hồ Thị Cẩn trú tại thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà bỏ hẳn nghề phụ hồ chuyển sang làm vườn mẫu. Thâm canh khu vườn 750 m2 bằng những vụ rau trái mùa mang lại nguồn thu ổn định, đáng mơ ước.

226593750_253939426324658_311482568622335788_n.jpg
Những gốc cà tái sinh cho quả được vợ chồng ông Phan Trọng Sâm bán ra với giá 20.000 đồng/kg.

Về thăm khu vườn của ông Phan Trọng Sâm, bà Hồ Thị Cẩn trú tại thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc vào một buổi chiều muộn. Khu vườn mơn mởn sắc xanh của những luống rau ngắn ngày như cải mồng gà, cải ngọt  đan xen dưới những dãy cà tái sinh. Những cây lâu niên được chăm chút kỹ lưỡng như cây mít, cây na đang độ vào mùa lúc lỉu quả như làm tan biến cái nắng nóng như bốc lửa giữa ngày hè miền Trung.

 

223533258_889143451724166_1287515788843268138_n.jpg
Bà Hồ Thị Cẩn nhổ cỏ chăm sóc những luống cải mồng gà.

Trước đây vợ chồng ông Phan Trọng Sâm và bà Hồ Thị Cẩn mưu sinh bằng nghề phụ hồ. Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây khi tuổi đã cao, nhận thấy sức khỏe không còn như trước lại vừa hay có phong trào làm vườn mẫu nông thôn mới. Bằng tư duy sáng tạo và kinh nghiệm dạn dày trong việc làm vườn, ông Phan Trọng Sâm nhận thấy nếu mình vẫn làm theo lối cũ với tư duy “mùa nào thức nấy” thì chắc chắn rau bán ra sẽ rất rẻ. Thậm chí, cho không cũng chẳng ai thèm lấy bởi lúc ấy nhà nhà trồng rau, người người trồng rau.

 

154d1212210t66586l0.jpg
Vườn rau trái mùa của vợ chồng ông Phan Trọng Sâm trải dài một màu xanh mướt mắt.

Tuy nhiên, cũng những luống cải, luống cà ấy được trồng trái mùa theo hình thức xen canh, gối vụ nếu làm được thì lại là sinh kế “hái ra tiền” mỗi ngày. Nói là làm vợ chồng ông đã mạnh dạn đổ hàng nghìn chuyến đất vào vườn, quyết định xung phong xây dựng mô hình vườn mẫu tiêu biểu.

Ông Phan Trọng Sâm (61 tuổi) chủ khu vườn mẫu tại thôn Yến Giang, xã Hồng Lộc cho biết: Vườn nhà tôi rộng 750 m2. Cả 2 vợ chồng tôi đã nhiều tuổi rồi, không đủ sức để đi phụ hồ nữa nên quyết định dành thời gian chăm sóc khu vườn, vừa có việc thóc thách vui tuổi già vừa có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.

Cũng theo ông Sâm, vườn tôi trồng xen canh gối vụ nhiều loại cây, từ tháng 5-7 chúng tôi trồng cải mồng gà, cải mỡ và chủ yếu là cải ngọt. Từ tháng 10 trở đi trồng cà dừa, sau khi thu hoạch nhiều đợt từ tháng chạp đến tháng 3 năm sau sẽ cắt ngang cây và tiếp tục mùa khác thu tiếp những lứa cà tái sinh. Ngoài ra, chúng tôi còn trồng xen canh đỗ cô ve, đỗ xanh, đỗ đỏ, đỗ đen, dưa chuột.

 

hình-22.jpg

Khu vườn 750 m2 được ông bà bố trí hợp lý, những luống cải xanh mướt được trồng tận dụng dưới những cây mít, cây na lúc lỉu quả.

 

“Nhiều người cho rằng trồng rau cải trái vụ nhiều sâu bệnh và phải phun các loại thuốc trừ sâu nhưng thực tế kinh nghiệm 4 năm qua, tôi thấy không phải như vậy. Mùa hè nóng, đất thiếu độ ẩm, sâu bệnh không phát triển mạnh, để rau xanh tốt thì phải tưới nước nhiều. Do đó tôi đã để cho hệ thống béc tưới phát huy hiệu quả. Những luống rau, quả của tôi không bao giờ sử dụng bất kỳ một loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật nào. Bí quyết của tôi không có gì khác ngoài nước sạch”, ông Sâm chia sẻ.

 

230059660_1002334547236284_1441799421479583020_n.jpg
Hệ thống béc tưới phát huy hết công năng, hiệu quả giúp cho khu vườn luôn đủ nước cho các loài cây phát triển tốt.

Với cách làm mới năng động, sáng tạo, quanh năm suốt 12 tháng, tháng nào vợ chồng ông cũng có nguồn thu ổn định từ trồng rau với mức thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng/tháng.

Làm vườn cần sự siêng năng, cần cù, chịu khó. Mỗi buổi sáng đều đặn, 2 ông bà thức dậy từ 2h sáng soi đèn làm việc. Ông bật béc tưới cây, bà nhổ cải bó thành từng bó, đến tầm 5-6h sáng sẽ có thương lái đến thu mua ngay tại vườn với mức giá 5-6.000 đồng/bó… Thu hoạch được bao nhiêu họ lấy hết bấy nhiêu. Ngoài ra, thời gian rảnh rỗi bà còn mang thêm ít bó ra chợ bán kiếm thêm thu nhập, với thương hiệu “rau sạch” từ nhiều năm nên khách quen mỗi lúc một đông, ông bà bán với mức giá từ 10-12.000 đồng/bó (tùy phiên).

 

221930542_414461333339532_4164230870625622852_n.jpg
Sau bao ngày chăm chỉ lao động nay khu vườn của gia đình ông đã cho nhiều quả ngọt.

Bà Hồ Thị Cẩn (62 tuổi) cho hay, làm rau trái vụ muốn có thu nhập phải chăm chỉ, tỉ mẩn. Hầu hết thời gian cả 2 ông bà đều giành cho khu vườn 750 m2 này. Ngoài trồng rau thì ông bà còn trồng thêm 15 gốc mít Thái Lan với giá nhập 200.000 đồng/quả, và 25 gốc na với những quả to ngọt từ 4 - 5 lạng, giá nhập tại vườn 60.000/kg, na mít không chín kịp để bán.

 

219448181_367975548014818_8388260688077471515_n.jpg
Những cây mít Thái Lan với mức giá bán tại vườn từ 150.000 - 200.000 đồng/quả.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Lê Viết Bình, Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc cho biết, hiện nay, có rất nhiều hộ dân làm vườn mẫu, tuy nhiên, không phải vườn mẫu nào cũng mang lại nguồn thu hiệu quả. Với mô hình vườn rau trái mùa của vợ chồng ông Phan Trọng Sâm, bà Hồ Thị Cẩn ở thôn Yến Giang thật sự có giá trị kinh tế cao. Sở dĩ ông bà là một trong số rất ít những người làm được mô hình này, bởi vợ chồng ông bà có niềm đam mê làm vườn thật sự, có sự đồng lòng chịu khó, cần cù của 2 vợ chồng và hơn hết là có kiến thức, có tư duy làm vườn đổi mới, sáng tạo.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành gây khó khăn cho rất nhiều hộ gia đình, nhưng với hộ ông Sâm bà Cẩn, vườn rau trái mùa vẫn đều đặn mang lại nguồn thu mỗi ngày.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

 

 

Hoàng Hằng
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top