Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 11 năm 2019 | 22:35

Xử lý sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Có bị chìm xuồng?

Sau loạt bài phản ánh của Báo Kinh tế nông thôn về nhiều dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Đại học Thái Nguyên, trong đó, có Trường Đại học Khoa học, mới đây, Trường Đại học Khoa học đã hoàn thiện Khoa Luật. Còn nhiều dấu hiệu sai phạm khác đang bị chìm xuồng?

1-4-2019-th-1.jpg
Dư luận lo ngại, nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên đã được chỉ rõ nhưng đang có dấu hiệu bị chìm xuồng?
 

Sửa sai

Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có loạt bài: Chỉ rõ nhiều sai phạm tại Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo bao che cho sai phạm tại Đại học Thái Nguyên?..., phản ánh về nhiều nhiều dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Đại học Thái Nguyên, trong đó, có sai phạm tại Trường Đại học Khoa học.

Cụ thể, ngày 5/12/2018, bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (nay là Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra quyết định bổ nhiệm lại bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Việc bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân làm Trưởng khoa vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học về tiêu chuẩn để được bổ nhiệm trưởng khoa. Cụ thể, Trưởng khoa phải có trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo tại khoa.

Trong văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Báo Kinh tế nông thôn cho biết, việc bổ nhiệm lại Lê Thị Ngân, Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội Trường Đại học Khoa học (ĐHKH), nội dung báo phản ánh là có cơ sở.

Tuy nhiên, thay vì Bộ GD&ĐT làm rõ trách nhiệm của bà Lê Thị Thanh Nhàn, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, nay làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đưa ra hướng xử lý đối với bà Ngân thì Bộ này lại đưa ra lý do: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có quy định thế nào là trình độ tiến sỹ phù hợp với ngành và chuyên ngành.

 

879-qd-page-0.jpg
880-qd-page-0.jpg

Trường Đại học Khoa học bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội chưa đúng quy định. Hiện, Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội đã được "sửa sai".

 

Mới đây, Trường Đại học Khoa học có quyết định kiện toàn và đổi tên Khoa Luật và Quản lý xã hội thành Khoa Luật. Đồng thời, thành lập Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trên cơ sở sáp nhập 3 bộ môn: bộ môn Khoa quản lý, bộ môn Công tác xã hội (thuộc khoa Luật và Quản lý xã hội), bộ môn Lịch sử thuộc Trường đại học Khoa học.

Sai phạm có bị chìm xuồng?

Quay lại loạt bài phản ánh của Báo Kinh tế nông thôn về nhiều dấu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên, ngày 12/8/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Văn bản số 3449/BGDĐT-TTr gửi Báo Kinh tế nông thôn, thông tin nội dung báo phản ánh về nhiều sai phạm tại Đại học Thái Nguyên.

Ngày 12/9/2019, Báo Kinh tế nông thôn có Văn bản số 503/CVBĐ-KTNT gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, đề nghị Bộ trưởng chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, dứt điểm các sai phạm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tại Đại học Thái Nguyên:

Thứ nhất, việc bà Lê Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học (nay là Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ - Bộ Giáo dục và Đào tạo) bổ nhiệm bà Lê Thị Ngân, tiến sĩ văn học Việt Nam, giữ chức Trưởng khoa Luật và Quản lý xã hội, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, bổ nhiệm bà Đỗ Thị Bắc, tiến sĩ chuyên ngành cơ sở toán học cho tin học, làm Trưởng khoa truyền thông đa phương tiện.

Việc bổ nhiệm bà Ngân, bà Bắc vi phạm điểm a, khoản 2, Điều 15, Quyết định 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai thông báo 3 giảng viên gồm: PGS. TS Phạm Thị Phương Thái; các ThS Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga là giảng viên cơ hữu của Phân hiệu không đúng sự thật, có dấu hiệu lừa học sinh, sinh viên để tuyển sinh.

Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai) không đảm bảo số lượng giảng viên cơ hữu theo quy định để mở ngành vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDÐT ngày 6/9/2017).

Thứ ba, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ký hợp đồng với ông Nguyễn Văn Quý, sinh năm 1949, đã nghỉ hưu 10 năm nay làm giảng viên cơ hữu để mở ngành Luật. Đây là hành vi gian dối. Việc mở ngành Luật vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDÐT ngày 6/9/2017). 

Thứ tư, Đại học Thái Nguyên cho Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông mở chuyên ngành Quản trị văn phòng;  Trường Đại học Khoa học mở ngành Luật vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT do không có tiến sỹ, thạc sỹ đúng ngành đăng ký mở.

Thứ năm, liên quan tới việc Trường Đại học Khoa học mở ngành ngành Thông tin - Thư viện, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp cho báo Quyết định 2368/QĐ-BGDĐT ngày 9/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thứ sáu, liên quan tới thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy.

Năm 2018, Trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên), ngành kế toán được tuyển 380 chỉ tiêu. Tuy nhiên, trường đã tuyển 522 sinh viên, vượt 142 chỉ tiêu.

Năm 2016 (K14), ngành Luật Trường Đại học Khoa học thông báo tuyển sinh 250 chỉ tiêu. Tuy nhiên, trường đã tuyển sinh đến 415 chỉ tiêu, vượt 165 chỉ tiêu.

Việc Trường Kinh tế và Quản trị kinh doanh và Trường Đại học Khoa học tuyển sinh vượt chỉ tiêu như nói ở trên có đúng theo quy định ? Nếu đúng thì theo điều khoản nào?Nếu sai, hướng xử lý của Bộ ra sao?

Với các nội dụng cụ thể trên, Ban biên tập Báo Kinh tế nông thôn kính đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh làm rõ, xử lý nghiêm các sai phạm tại Đại học Thái Nguyên, thông tin kết quả để báo có cơ sở trả lời bạn đọc.

Tuy nhiên, hơn hai tháng trôi qua, Báo Kinh tế nông thôn vẫn chưa nhận được văn bản phản hồi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

Đình Tùng
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top