Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố khẩn trương triển khai Kết luận của của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai 2 gói hỗ trợ, trong đó: hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ hoạt động hợp tác xã; giãn, hoãn các gói vay đối với người dân, hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp vụ Đông, hỗ trợ tái đàn… Xử lý sự cố đê điều, thủy lợi…để sớm ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.
Sáng 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình quý III/2024, nhiệm vụ giải pháp 3 tháng cuối năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3.
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị.
Tính đến nay, toàn Thành phố có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Về huyện NTM nâng cao, có 4 huyện (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức) đã được UBND Thành phố trình Bộ NN&PTNT. Trên cơ sở góp ý của các bộ ngành Trung ương, hiện nay, Văn phòng Điều phối NTM Thành phố đã phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện hoàn thiện hồ sơ, gửi Hội đồng thẩm định Trung ương ngày 2/8/2024. Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện hồ sơ của huyện Thanh Trì và đã trình Thủ tướng Chính phủ. 3 huyện còn lại phấn đấu được công nhận trong tháng 10/2024.
Về xây dựng xã NTM, xã NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu, Thành phố có 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 188 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 76 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Về thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2021 đến nay, Thành phố đánh giá được 1.657 sản phẩm OCOP (1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 742 sản phẩm 4 sao, 914 sản phẩm 3 sao) đạt 82,9% (còn thiếu 343 sản phẩm để đạt mục tiêu 2.000 sản phẩm). Lũy kế từ 2019 đến nay, Thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng được 2.711 sản phẩm (bằng 89% so với mục tiêu giai đoạn đến hết năm 2025 là 3.054 sản phẩm), trong đó, có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao.
Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2023 đạt 66,01 triệu đồng/người/năm. Toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 178.747 lao động, đạt 108,3% so với kế hoạch. Đến 9/2024, Thành phố còn 676 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,03%.
9 tháng đầu năm 2024, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM là 26.640,6 tỷ đồng. Tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ năm 2021 đến quý III/2024 là 84.316,9 tỷ đồng.
Sau bão số 3, trên địa bàn Thành phố có hơn 22.848ha lúa bị gẫy, đổ, dập nát; 13.832ha lúa bị ngập; 10.830ha rau màu bị ngập, ảnh hưởng; 9.254ha cây ăn quả bị ảnh hưởng; 4.240ha thủy sản bị ảnh hưởng; 3.299 con gia súc bị chết; 462.893 con gia cầm bị chết, thất lạc; xảy ra khoảng 40 sự cố công trình đê điều và trên 150 sự cố công trình thủy lợi cùng các sự cố, ảnh hưởng khác về ngập lụt…
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, đến nay, cơ bản các chỉ tiêu của Chương trình đã hoàn thành, đã hoàn thành cơ bản về cơ sở hạ tầng, bố trí về tổ chức sản xuất. Tiếp theo, sẽ định hình, xây dựng chương trình cho giai đoạn của nhiệm kỳ tới, theo đó, đoạn tiếp theo sẽ tập trung phục hồi, phát huy văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Cùng với xây dựng các mô hình du lịch để phát huy giá trị các vùng đồng bào dân tộc miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Phát biểu kết luận Hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04/CT-TU biểu dương những kết quả đã đạt được trong thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình. Đặc biệt, đánh giá cao tinh thần chủ động của các đơn vị trong ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và mưa lũ trên địa bàn. Nhất là việc đánh giá kịp thời các cây cầu yếu để có cảnh báo, điều tiết kịp thời ngay từ những ngày đầu mưa bão. Các ngành cũng xử lý nhanh các sự số về điện lực, viễn thông, giao thông, khắc phục ngay các sự cố gãy đổ cây được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và người dân đánh giá cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão số 3 rất nặng nề, bà Tuyến đề nghị các sở, ngành phải đánh giá căn cơ tác động đến nền kinh tế Thủ đô, nhất là xử lý những nơi ngập úng sâu.
Về nhiệm vụ quý IV, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị quan tâm hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình của năm 2024, đặc biệt đối với những huyện đã hoàn thành hồ sơ. Cùng với đó, tập trung vào Chương trình nước sạch nông thôn, nhất là đối những huyện khó tiếp cận với Chương trình nước sạch tập trung. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển làng nghề, tập trung các chỉ tiêu về sản phẩm OCOP, các chính sách đảm bảo an sinh xã hội từ nay đến cuối năm.
Đối với khắc phục cơn bão số 3, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị UBND Thành phố khẩn trương triển khai Kết luận của của Ban Thường vụ Thành ủy về triển khai 2 gói hỗ trợ, trong đó: hỗ trợ cho nông dân, hỗ trợ hoạt động hợp tác xã; giãn, hoãn các gói vay đối với người dân, hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp vụ Đông, hỗ trợ tái đàn…Xử lý sự cố đê điều, thủy lợi…để sớm ổn định sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…