Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 4 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 9 năm 2024 | 10:29

Số hóa ngành nông nghiệp - thông minh và bền vững

“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thì chuyển đổi số, số hóa trong ngành nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là “chìa khóa” cho phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh nhà” – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 diễn ra từ 24/9 đến 02/10, ngày 24/9, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Sơn Hà tổ chức Hội thảo chủ đề: “Số hóa ngành Nông nghiệp - Thông minh và Bền vững”. Hội thảo là cơ hội để tiếp cận, học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuận hiện đại để tăng trưởng sản xuất nông nghiệp từ các chuyên gia trong và ngoài tỉnh trong lĩnh vực này.

Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo

Đông đảo đại biểu tham dự Hội thảo

Phát biểu khai mạc,Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường  nhấn mạnh: Nông nghiệp (NN) là ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Quảng Ngãi, NN giữ vai trò chiến lược trong dài hạn, là bệ đỡ quan trọng cho an sinh và an dân.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi Trần Thanh Trường phát biểu khai mạc Hội thảo.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, NN Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Là một tỉnh có thế mạnh về NN, chúng ta không chỉ cần phải đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế nông thôn, mà còn phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm NN trong nước và quốc tế.

Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về chuyển đổi số, số hóa ngành nông nghiệp, nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, thông minh và bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại mới, đồng thời phát triển khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cụ thể như: lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực lâm nghiệp, lĩnh vực thủy sản, lĩnh vực thủy lợi…

Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 đã nêu rõ nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành NN và phát triên nông thôn trong thời gian đến là “Ứng dụng công nghệ, dữ liệu số trong sản xuất NN thông minh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Tăng cường hoạt động kinh doanh sản phẩm NN trên các sàn thương mại điện tử. Ứng dụng giải pháp công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm NN, thủy sản; truy xuất nguồn gốc; dự báo thị trường; quản lý quy hoạch; quản lý bảo vệ rừng; phòng, chống thiên tai; phòng, chống cháy rừng; phòng, chống dịch bệnh”.

Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp

Trình bày về Chuyên đề “Khai thác hiệu quả các nền tảng số, CSDL ngành Nông nghiệp tại địa phương”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung cho biết: Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư đáp ứng nhu cầu tin học hóa trong các cơ quan, đơn vị. Ngành NN đã xây dựng phòng họp trực tuyến tại Sở và một số Chi cục thuộc Sở. Đến nay, đã cung cấp 50 dịch vụ công trực tuyến thuộc các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, lâm nghiệp. Phần lớn các dịch vụ công trực tuyến đều phát sinh hồ sơ và được giải quyết đúng thời hạn.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung trình bày về Khai thác hiệu quả các nền tảng số, CSDL ngành Nông nghiệp tại địa phương.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quang Trung trình bày về Khai thác hiệu quả các nền tảng số, CSDL ngành Nông nghiệp tại địa phương.

Lĩnh vực trồng trọt, đã thực hiện ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…với diện tích gần 3.000 ha.

Lĩnh vực chăn nuôi, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo đối với bò và lợn đã giúp cải tạo nhanh chất lượng đàn gia súc trên đia bàn tỉnh. Kết quả là sau quá trình lai tạo, tỷ trọng đàn bò lai trên địa bàn tỉnh ước đạt 78,6%. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Hà Tân ở Tư Nghĩa; Trại Chăn nuôi heo Huỳnh Cường ở Bình Sơn sử dụng công nghệ giám sát trại chăn nuôi bằng hệ thống camera từ xa. Trang trại chăn nuôi heo thịt theo hướng công nghiệp sạch Phú Hiệp ở Minh Long sử dụng công nghệ dây chuyền thức ăn công nghiệp tự động. Nhân công chỉ cần nhấn nút, thức ăn tự động đổ vào các máng ăn. Ngoài ra, để xử lý chất thải chuồng trại, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải NN An Hội ở Tư Nghĩa.

Lĩnh vực lâm nghiệp, công tác theo dõi diễn biến rừng được áp dụng bằng phần mềm FRMS, sử dụng công nghệ giải đoán ảnh (GIS) và viễn thám trong công tác cảnh báo cháy rừng...

Lĩnh vực thuỷ lợi, công tác giám sát, quản lý công trình có hệ thống camera theo dõi, giám sát tại đập chính. Tín hiệu được truyền về đơn vị quản lý điều hành và trang website do Tổng cục Thủy lợi quản lý. Đến nay, đã hoàn thành lắp đặt và quản lý vận hành 79 trạm đo mưa tự động, 10 trạm đo mực nước tự động trên các sông và các hồ chứa nước. Thông tin về lượng mưa, mực nước được cập nhật và quản lý qua các phần mềm chuyên dùng VRAIN trên cả nước có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân và cảnh báo thiên tai. Việc giám sát, quản lý các hồ chứa nước có cửa van điều tiết bằng hệ thống camera được vận hành tại hồ chứa nước Núi Ngang (Ba Tơ) và đang triển khai lắp đặt tại một số hồ chứa nước khác. Hiện nay, đang triển khai thực hiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đập, hồ chứa nước nhằm hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý vận hành công trình thủy lợi.

Lĩnh vực thuỷ sản, ứng dụng công nghệ mới trong đóng tàu; ứng dụng máy dò ngang trong khai thác thủy sản; ứng dụng hệ thống cơ giới hóa trong khai thác như máy tời thủy lực thu lưới vây, lưới rê…; ứng dụng các nghề khai thác mới (nghề mành chụp bốn tăng gông, nghề lưới rê bùng nhùng (lưới rê xù); ứng dụng radar hàng hải; Trang bị máy thông tin liên lạc VX-1700 có tích hợp định vị GPS; thực hiện hệ thống giám sát hành trình của Tổng Cục Thủy sản theo Luật Thủy sản. Đến nay, tổng số tàu cá là 4.336 chiếc với tổng công suất 1.766.511,8 CV. Thông báo, hướng dẫn chủ tàu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định. Đến nay, toàn tỉnh có 2.957/3.079 tàu cá có chiều dài 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tỷ lệ đạt 99,43% .

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…

Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi ứng dụng chuyển đổi số trong tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động đối với cây lúa, cây rau màu…

Lĩnh vực Hợp tác xã NN, một số HTX trên địa bàn tỉnh cũng đã đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội, trang điện tử bán hàng. Tiêu biểu như HTX Chăn nuôi thỏ Quảng Ngãi, HTX Sản xuất và Kinh doanh nấm Đức Nhuận, HTX Rau sạch Mầm Việt... Các sản phẩm NN đạt tiêu chuẩn OCOP được giới thiệu, quảng báo qua Trang thông tin điện tử Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”...

Đối với các sản phẩm OCOP,  toàn tỉnh có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao (trong đó có 17 sản phẩm đạt 4 sao và 187 sản phẩm đạt 3 sao); 13/13 huyện, thị xã, thành phố đều có sản phẩm OCOP; có 130/204 sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Quảng Ngãi; đã xây dựng 13 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (trong đó, Nhà nước hỗ trợ 06 điểm; xã hội hóa 100% 07 điểm).

Mobifone Khu vực 3 giới thiệu Giải pháp nông nghiệp thông minh - MobiAgri.

Mobifone Khu vực 3 giới thiệu Giải pháp nông nghiệp thông minh - MobiAgri.

Theo bà Đặng Thị Bảo Uyên, Trưởng Dự án Giải pháp Nông nghiệp Mobifone Khu vực 3, một trong những nền tảng, ứng dụng không thể không kể đến đó là Nền tảng Nông nghiệp thông minh Mobi Agri. Đây là một trong những nền tảng số hóa nông nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng. 

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Top