Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 27 tháng 9 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 9 năm 2024 | 14:49

Kinh tế nông nghiệp xanh - hướng đi hiệu quả ở Than Uyên

Kinh tế nông nghiệp xanh là hướng đi mới, đã và đang mang lại hiệu quả tích cực ở huyện vùng cao Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với định hướng phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từ nguồn thu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ gia đình tại huyện vùng cao Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã thoát khỏi đói nghèo, dần có tích lũy và vươn lên làm giàu.

“Trước chưa trồng ổi thì kinh tế gia đình cũng vất vả, nhưng giờ trồng ổi rồi thì chỉ tập trung chăm sóc ổi. Làm công việc chăm sóc ổi không vất vả như đi làm ngoài đồng. Mỗi một năm gia đình thu hoạch được 2 vụ, xóa đói giảm nghèo tốt hơn  nhiều loại cây trồng”, một chủ mô hình kinh tế ở Than Uyên, tỉnh Lai Châu chia sẻ.

Mùa gặt ở Than Uyên

Gia đình anh Vàng Văn Hới, ở bản Đán Đăm, xã Hua Nà, huyện Than Uyên (Lai Châu) từng được đánh giá là hộ nghèo bền vững của bản. Hàng năm, 7 miệng ăn của gia đình chỉ trông chờ vào nguồn thu ít ỏi của một chút ruộng lúa và hơn 3.000m2 đất đồi trồng ngô, sắn, quanh nhà. Năm 2021, thực hiện đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của huyện, gia đình anh đã chuyển đổi hơn 3.000m2 đất đồi sang trồng ổi Đài Loan. Đến nay, nguồn thu nhập từ cây trồng mới này không chỉ giúp gia đình anh thoát được nghèo, mà còn trở thành hộ có kinh tế khá giả ở bản.

“Trước đây, gia đình chúng tôi cũng chỉ trồng lúa, nhưng trồng lúa thì năng suất không cao, nên gia đình chúng tôi có vay vốn ngân hàng 40 triệu đồng để về triển khai trồng các cây trồng khác. Gia đình đã lựa chọn đầu tư vào trồng cây ổi, sau 2 năm cây ổi đã cho thu nhập và giá cả thị trường đã tăng nên năm ngoái gia đình chúng tôi đã trả hết nợ ngân hàng chính sách. Giờ gia đình chúng tôi tiếp tục tập trung phát triển kinh tế từ cây ổi và dự kiến trồng mở rộng thêm diện tích để phát triển kinh tế”, anh Vàng Văn Hới phấn khởi.

Than Uyên chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp xanh

 

Hua Nà là xã vùng thấp của huyện Than Uyên, có 6 bản, hơn 720 hộ và gần 3.500 nhân khẩu; chủ yếu đồng bào Thái sinh sống. Để nâng cao thu nhập cho người dân, ngay từ đầu nhiệm kỳ, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng vụ và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, địa phương đã có hơn 25ha cây ăn quả như ổi, nho, mắc ca, bưởi da xanh và 30ha lúa chất lượng cao Séng cù.

Bà Lê Thị Hạnh, Chủ tịch UBND xã Hua Nà cho biết, thu nhập từ nông nghiệp hàng hoá đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và đặc biệt là làm thay đổi tư tưởng của người dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

“Để góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn xã, thời gian tới, xã sẽ chỉ đạo bà con tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong đó tập trung vào sản xuất cây lúa hàng hóa chất lượng cao, đẩy mạnh thâm canh cây ổi và chăm sóc chè và cây mắc ca trên địa bàn. Ngoài ra, xã sẽ tranh thủ các nguồn lực của tỉnh, huyện để tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng, làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển sản xuất”, bà Lê Thị Hạnh thông tin.

Sau hơn 4 năm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống, nông nghiệp xanh tại Than Uyên đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đến nay, ngoài hơn 6.600ha cây lương thực có hạt, địa phương đã có hơn 5.000 ha cây chè, cao su, mắc ca và các loại cây ăn quả. Để triển khai hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, Than Uyên đã lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới; tận dụng tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động để xây dựng các mô hình kinh tế VAC, VACR, giúp người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập.

Ông Lò Văn Hương, Bí thư Huyện ủy Than Uyên chia sẻ, ngoài tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cấp uỷ, chính quyền các cấp và ngành chức năng địa phương đã trực tiếp “sắn quần lội ruộng”, sát cánh cùng bà con triển khai chương trình nông nghiệp xanh nhằm đạt kết quả cao nhất.

“Đến nay, huyện triển khai các mô hình tương đối tốt như mô hình triển khai nuôi cá lồng, việc triển khai các chuỗi liên kết, nhất là các chuỗi liên kết liên quan đến chè, lúa gạo. Đặc biệt là gạo Séng cù hiện nay đã thực hiện chuỗi liên kết này rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Chúng tôi hy vọng qua triển khai các mô hình này, các hộ dân, nhất là các hộ nghèo sẽ được hưởng lợi và có được ý thức vươn lên xóa đói giảm nghèo”, ông Lò Văn Hương nói.

Với những kết quả đạt được, nông nghiệp xanh đã, đang khẳng định là hướng đi đúng trong phát triển kinh tế ở Than Uyên. Bằng chứng rõ nét nhất là đến nay, thu nhập bình quân của huyện đã đạt gần 50 triệu đồng/người/năm và từ đầu nhiệm kỳ đến nay, mỗi năm địa phương giảm bình quân khoảng 4% số hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nay chỉ còn 11%, từng bước hiện thực hóa mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025.

 

Theo vov.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ ở Yên Bái

    Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà còn vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai sớm khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.

  • Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Ấm lòng cán bộ Sen hồng

    Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.

  • Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Hiệu quả từ nguồn kinh phí của Quỹ hỗ trợ nông dân tại Quảng Nam

    Từ nguồn vốn vay tín chấp của Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) Quảng Nam, thông qua các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân đã có điều kiện đầu tư, mở rộng cơ sở sản xuất, đem lại nguồn thu nhập ổn định.

  • Thọ Xuân được đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân được đề nghị công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Mới đây, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức Hội nghị xét công nhận huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Trung ương đã bỏ phiếu nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận.

  • Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương

    Quảng Ngãi phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương

    Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên đề “Phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương” thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

  • Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Đồng thuận, chung sức, Thạch Liên đạt NTM nâng cao

    Là địa phương gặp nhiều khó khăn khi triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân đồng tình ủng hộ, Thạch Liên đã và đang chuyển mình mạnh mẽ bằng một diện mạo hoàn toàn mới với những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội, trở thành điểm sáng ở cửa ngõ phía Bắc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).

Top