Nếu trước đây, các địa phương có thế mạnh chỉ sản xuất chuyên lúa và vùng sản xuất chuyên tôm thì mô hình sản xuất lúa - tôm được áp dụng rộng rãi hiện nay đã mở ra một hướng phát triển bền vững cho sản xuất nông nghiệp Bạc Liêu trong điều kiện biến đổi khí hậu đang trở thành nguy cơ thách thức.
Theo PGS-TS Châu Tài Tảo (Trường đại học Cần Thơ), mô hình lúa - tôm là một trong những mô hình được đánh giá cao phù hợp với đồng đất Bạc Liêu. Dự án WWF đầu tư mô hình lúa - tôm ở huyện Phước Long và TX. Giá Rai ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã thật sự làm thay đổi tập quán sản xuất tôm - lúa trong nông dân so với trước. Năng suất, chất lượng con tôm, hạt lúa nâng lên đáng kể. Các địa phương, hợp tác xã cần khuyến khích nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.
Lãnh đạo UBND thị xã kiểm tra mô hình lúa - tôm ở xã Phong Thạnh A. Ảnh: M.Đ
Trước đây, khu vực vùng Bắc Quốc lộ 1A là một phần “cánh đồng chó ngáp”, nông dân chủ yếu sản xuất lúa 1 vụ mỗi năm, thậm chí nhiều nơi để hoang hóa, không thể sản xuất. Ông Đỗ Minh Thắng - Chủ tịch UBND TX. Giá Rai cho biết: “Từ khi chuyển đổi sản xuất, địa phương vận động thực hiện mô hình lúa - tôm, lúc đầu nông dân cũng đắn đo. Tuy nhiên, sau đó thấy mô hình mang lại hiệu quả khả quan nên nhiều nông dân đã bắt tay thực hiện. Từ đó diện tích lúa - tôm ngày càng mở rộng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả từ mô hình lúa - tôm, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, ô đê bao khép kín để chủ động điều tiết nước sản xuất. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích cũng tăng lên đáng kể, đời sống của nông dân ngày càng tốt hơn”.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…