Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 8 năm 2024 | 8:50

Chứng nhận BAP đầu tiên của Việt Nam được trao cho vùng chuyên canh lúa - tôm ở Cà Mau

Ngày 18/8, tin từ UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cho biết, vùng lúa – tôm của địa phương vừa được tổ chức BUREAU VERITAS tại Việt Nam trao giấy chứng nhận BAP (thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt nhất) của Tổ chức Liên minh thuỷ sản toàn cầu (GAA).

Đáng chú ý, đây là chứng nhận quốc tế thứ 2 (sau ASC) và là chứng nhận BAP đầu tiên của Việt Nam được trao cho vùng chuyên canh tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau.

Tham gia dự án đạt chứng nhận BAP được hơn 2 năm qua, ông Võ Văn Được, ở ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình so sánh, trước đây, nuôi theo phương thức truyền thống không đạt hiệu quả cao và tình trạng “được mùa - mất giá” cũng thường xuyên diễn ra. Tuy nhiên, từ khi gia đình thực hiện dự án nuôi mới theo chuẩn quốc tế đã giảm thiểu tối đa những vấn đề đã gặp phải; đồng thời, thu nhập tăng lên hơn 80 triệu đồng/ha/năm.

Tương tự, theo tính toán của ông Nguyễn Văn Thương, ấp 6 La Cua, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình, với diện tích đất 3,2 ha mô hình tôm - lúa đã mang lại cho gia đình nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm.

Ông Nguyễn Văn Thương cho rằng, so với mô hình truyền thống, mô hình tôm - lúa đạt chứng nhận BAP sẽ giúp sản phẩm của người nông dân làm ra không chỉ có giá bán cao hơn mà nông dân còn được hỗ trợ tập huấn, kỹ thuật và men vi sinh…

Phó Chủ tịch UBND xã Biển Bạch Đông Nguyễn Phi Thoàng chia sẻ, thực tế sau hơn 2 năm triển khai “dự án tôm - lúa xã Biển Bạch Đông” được đánh giá thích ứng biến đổi khí hậu và góp phần cải thiện thu nhập cho người nông dân.

Ngành chuyên môn kiểm tra tôm đạt chuẩn BAP được nuôi tại nông hộ cộng đồng tham gia “Dự án tôm-lúa xã Biển Bạch Đông”.

Do đó, ngành chức năng đã hoàn thành việc xác nhận thực hiện chứng nhận này cho các hộ nuôi tôm - lúa trên địa bàn xã Biển Bạch Đông, với 231 hộ dân tham gia trên tổng diện tích hơn 696 ha, với 296 ao nuôi. Với tiền đề này, trong thời gian tới đây, xã sẽ tiếp tục nhân rộng cho bà con ra khu diện tích khoảng 2.000 ha”, ông Nguyễn Phi Thoàng cho biết.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Bạo cho biết, từ lâu, Thới Bình được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển các mô hình tôm - lúa; trong đó, nổi bật là mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh và lúa - tôm sú. Do đó, lợi ích lớn nhất khi được cấp chứng nhận BAP chính là giải quyết vấn đề nuôi tôm không bền vững cho các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ, từ đó, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, bảo đảm lợi ích xã hội, góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của người nuôi và doanh nghiệp; đồng thời, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững môi trường, xã hội, an sinh và an toàn thực phẩm.

Đại diện GIZ tại Việt Nam cho rằng, hiện có nhiều tiêu chuẩn đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP… Tuy nhiên, các tiêu chuẩn rất quan trọng được áp dụng phổ biến cho con tôm xuất khẩu hiện nay vẫn là ASC, GlobalGAP và BAP.

Trong đó, điểm chung của 3 tiêu chuẩn này là tập trung bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn dịch bệnh; an toàn môi trường; an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Do đó, khi đạt được chứng nhận BAP, tôm Cà Mau nói riêng, tôm Việt Nam nói chung sẽ rộng đường xuất khẩu đến hầu hết các quốc gia khó tính trên thế giới. Bởi, GAA hiện có hơn 1.100 thành viên ở 70 quốc gia và đã trở thành tổ chức nổi bật nhất đại diện cho ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu.

Theo đại diện Công ty Trách nhiệm hữu hạn xã hội tôm chứng nhận Minh Phú, đơn vị đồng hành thực hiện dự án cho biết, khi có giấy chứng nhận BAP, các nông hộ sản xuất trong chuỗi liên kết sẽ được doanh nghiệp liên kết bao tiêu, thu mua toàn bộ tôm (cả tôm sú và tôm càng xanh) đạt chứng nhận BAP với giá cao so với giá tôm trên thị trường, không lo về đầu ra.

Ngược lại, khi có được nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận, đơn vị thu mua cũng yên tâm khi bảo đảm được nguồn cung cấp tôm nguyên liệu sạch, bền vững, có truy suất nguồn gốc rõ ràng theo tiêu chuẩn toàn cầu… Rõ ràng, đây là điều kiện và cơ hội tốt để Cà Mau quảng bá hình ảnh con tôm của địa phương ra thị trường thế giới, nhất là ở những thị trường khó tính, tiêu chuẩn khắt khe.

 

https://baotintuc.vn/kinh-te/chung-nhan-bap-dau-tien-cua-viet-nam-duoc-trao-cho-vung-chuyen-canh-lua-tom-o-ca-mau-20240818140531012.htm

Bài và ảnh: Huỳnh Anh (TTXVN)
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, giúp những người khó khăn phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.

  • Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Xác định công tác giảm nghèo, đảm bảo chính sách an sinh xã hội luôn là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện Long Phú (Sóc Trăng) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn.

  • Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Hôm nay (26/7), tỉnh Lào Cai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

  • Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn (Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến hết tháng 8/2025 duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có nhiều xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao; đến quý I/2025 hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện NTM; cuối năm 2025 trở thành đô thị loại IV, làm tiền đề để phát triển huyện Bình Sơn trở thành thị xã.

  • Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45), với những định hướng cụ thể, rõ ràng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng.

  • Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Là một trong những xã trên đà về đích NTM đúng tiến độ đề ra, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) đã trải lòng với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn về quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương với nhiều trăn trở, tâm huyết và thành quả đáng tự hào.

Top