Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 1 tháng 9 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 8 năm 2024 | 11:35

Đà Nẵng: Nỗ lực chống khai thác IUU

Để phát triển nghề cá bền vững, cần đẩy mạnh chống khai thác IUU, thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của EC.

Do đó, TP. Đà Nẵng đang tích cực rà soát lại về nhân sự, thiết bị, điều kiện,... 

Những hiệu quả đạt được

Đến nay, TP Đà Nẵng đã có 141 tàu cá khai thác xa bờ được đóng mới, 581 tàu cá được hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu cho 564 lượt tàu và hỗ trợ kinh phí để trang bị máy, thiết bị dùng trong bảo quản sản phẩm... Cơ cấu tàu cá thành phố chuyển đổi theo hướng giảm số lượng tàu khai thác ở vùng biển ven bờ và vùng lộng, tăng mạnh số lượng khai thác ở vùng khơi (tổng số tàu cá khai thác vùng khơi là 595 chiếc, chiếm 50% tổng số tàu cá). Hằng năm, tổng sản lượng hải sản khai thác đạt từ 35.000 - 36.000 tấn, chiếm 60 - 65% giá trị sản xuất thủy sản, giúp giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho hơn 6.000 lao động trực tiếp tham gia khai thác và góp phần thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, du lịch.

Từ đầu năm đến nay, thành phố đã chỉ đạo, ưu tiên bố trí lực lượng công an, biên phòng, giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở tại các địa bàn trọng điểm tập trung thực hiện các biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; quản lý chặt chẽ hoạt động tàu cá xuất, nhập bến, nhất là tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Tàu cá neo đậu tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Tàu cá neo đậu tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Theo ngư dân Nguyễn Anh, trú tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho biết: "Chú học đến lớp 9 thì nghỉ học rồi đi làm nghề biển đến nay. Xưa đi làm thuê cho các tàu cá, giờ chú mua được ghe nên tự đi đánh bắt rồi về đưa lên cho vợ đi bán. Từ khi có quy định chống khai thác ban hành, và các cơ quan chức năng tăng cường đi kiểm tra, hoạt động khai thác dù khó khăn hơn trước rất nhiều, nhưng đâu đó chú nhận thấy được sự trật tự, cạnh tranh bình đẳng trong khai thác, không còn cảnh xô bồ như trước kia”.

Đến nay, toàn bộ tàu cá của ngư dân từ 15 m trở lên cập cảng Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang được giám sát và truy xuất nguồn gốc, sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng. Quy trình chặt chẽ này được thực hiện một cách đồng bộ đã góp phần nâng cao ý thức của ngư dân trong việc chấp hành các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp. Bên cạnh khắc phục những khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU, thời gian qua, ngành thủy sản Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, chủ động xây dựng quy chế phối hợp kiểm soát nghề cá với 11 tỉnh từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá đồng bộ về âu thuyền, cảng cá, chợ đầu mối nhằm tạo mọi điều kiện cho ngư dân vào neo đậu, trao đổi mua bán thủy sản.

Sự nỗ lực của thành phố

Theo Sở NN&PTNT TP. Đà Nẵng, thành phố đã ban hành kế hoạch tổng thể đến năm 2025 và hằng năm đều có kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, từ năm 2017 đã triển khai quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản, trước cả thời điểm thủy sản Việt nam bị EC phạt “thẻ vàng”. Hàng ngày, tại cảng cá luôn có lực lượng kiểm tra tàu thuyền cập bến, xuất bến, kiểm tra nhật ký khai thác. Từ năm 2020, Sở NN&PTNT cũng thành lập Văn phòng kiểm soát nghề cá đặt tại cảng cá Thọ Quang, dưới sự phối hợp giữa biên phòng, Chi cục Thủy sản, Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang và vẫn đang hoạt động rất hiệu quả.

Hiện nay TP Đà Nẵng có tổng cộng 1.188 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên.

Hiện nay, TP. Đà Nẵng có tổng cộng 1.188 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên.

Từ năm 2023 đến tháng 6 vừa qua, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng đã kiểm tra 11.579 phương tiện với 81.505 lao động, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 36 trường hợp với số tiền 281.500.000 đồng về hành vi không chấp hành kiểm tra kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền. Thành phố đã cập nhật đầy đủ dữ liệu 1.188 tàu cá đã đăng ký vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase). Qua kiểm tra, đối chiếu số liệu quản lý tàu cá của thành phố trùng khớp với số liệu tàu cá tại hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia Vnfishbase.

Đối với dự án nâng cấp, cải tạo cảng cá Thọ Quang (giai đoạn 2) đang được thành phố triển khai thuận lợi, bán sát tiến độ. Dự kiến đến tháng 9/2024, hoàn thành thi công phần dưới nước và tháng 1/2025, hoàn thành công trình chợ để di dời các hộ kinh doanh vào và đến tháng 4/2025 sẽ kết thúc 2 gói thầu theo kế hoạch.

Hiện, TP. Đà Nẵng có tổng cộng 1.188 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6 m trở lên, với tổng công suất 408.899CV. Tất cả 100% tàu cá của thành phố đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản đã thực hiện sơn đánh dấu tàu cá, kẻ số đăng ký theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, Đà Nẵng cần rà soát lại về nhân sự, thiết bị, điều kiện, bổ sung những thiếu sót để làm tốt hơn nữa công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản trong thời gian tới... Cùng đó, TP. Đà Nẵng cũng như các địa phương ven biển miền Trung cần tập trung cao độ, phối hợp kiểm tra quyết liệt để chống khai thác IUU.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Tín dụng chính sách: “Điểm sáng”, “trụ cột” an sinh xã hội

    Nhấn mạnh phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 6 định hướng lớn thời gian tới để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là “điểm sáng”, “trụ cột” trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội, giúp những người khó khăn phát huy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên trong cuộc sống.

  • Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW: Long Phú phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

    Xác định công tác giảm nghèo, đảm bảo chính sách an sinh xã hội luôn là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Huyện uỷ, UBND huyện Long Phú (Sóc Trăng) thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên địa bàn.

  • Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Vốn chính sách xã hội Lào Cai giúp 123.000 hộ dân thoát nghèo

    Hôm nay (26/7), tỉnh Lào Cai tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

  • Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8/2025

    Bình Sơn (Quảng Ngãi) đặt mục tiêu đến hết tháng 8/2025 duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có nhiều xã hướng đến xây dựng NTM nâng cao; đến quý I/2025 hoàn thành hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận huyện NTM; cuối năm 2025 trở thành đô thị loại IV, làm tiền đề để phát triển huyện Bình Sơn trở thành thị xã.

  • Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Kinh tế nông nghiệp Hải Phòng chuyển dịch đúng hướng, hiệu quả

    Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45), với những định hướng cụ thể, rõ ràng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Hải Phòng đã có sự chuyển dịch đúng hướng.

  • Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Tâm sự của một Bí thư Đảng ủy xã

    Là một trong những xã trên đà về đích NTM đúng tiến độ đề ra, bà Vũ Thị Tư, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai) đã trải lòng với phóng viên Tạp chí Kinh tế nông thôn về quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương với nhiều trăn trở, tâm huyết và thành quả đáng tự hào.

Top