Trong Top 10 địa phương đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong năm 2022, TP.HCM tiếp tục dẫn đầu với kim ngạch 47,5 tỷ USD, tiếp đến là Bắc Ninh 45 tỷ USD, Bình Dương 34,3 tỷ USD.
Theo Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, 10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2022 lần lượt là TP. Hồ Chí Minh có kim ngạch 47.545.537.771 USD; Bắc Ninh 45.062.954.539 USD; Bình Dương 34.332.291.545 USD; Thái Nguyên 29.880.822.193 USD; Hải Phòng 24.956.949.890 USD; Đồng Nai 24.600.045.278 USD; Bắc Giang 22.628.594.217 USD; Hà Nội 17.131.320.127 USD; Phú Thọ 11.800.308.391 USD; Hải Dương 10.461.101.116 USD;
Ngoài ra, 10 tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất lần lượt là: Lai Châu 20.468.841 USD, Sơn La 21.801.054 USD, Bắc Cạn 33.466.825 USD, Điện Biên 42.686.980 USD, Ninh Thuận 46.223.574 USD, Cao Bằng 60.200.126 USD, Hà Giang 88.014.734 USD, Đắc Nông 111.800.984 USD, Tuyên Quang 137.569.864 USD, Quảng Bình 196.610.302 USD.
Báo cáo Xuất - nhập khẩu năm 2022 đánh giá về mặt tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng; thị trường xuất khẩu đa dạng, duy trì tăng trưởng tại các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới; nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nước.
TP.HCM đóng góp 47,5 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Về những điểm hạn chế, Báo cáo phân tích, từ tháng 9/2022, xuất khẩu bắt đầu xu hướng giảm. Bình quân 4 tháng cuối năm 2022, xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8.
Xuất khẩu các mặt hàng điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử có xu hướng chững lại. Nếu không tính điện thoại và mặt hàng máy vi tính, linh kiện điện tử, phụ kiện, xuất khẩu năm 2022 tăng 12,9% so với năm 2021, cao hơn mức tăng 10,6% của tổng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khối các doanh nghiệp FDI. Năm 2022, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI tăng 11,8% so với năm 2021 trong khi xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước chỉ tăng 6,8%.
Ngoài ra, Báo cáo Xuất - nhập khẩu Việt Nam 2022 có một số nội dung mới như thông tin về Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đến năm 2030; cập nhật về kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tình hình gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của một số nền kinh tế, tình hình phê chuẩn Hiệp định CPTPP; một số điểm mới trong triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động xuất - nhập khẩu…
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.