Sinh thời, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT), nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam các khóa 2-3-4-5 Nguyễn Ngọc Trìu thường nói với chúng tôi: VACVINA là tổ chức xã hội nghề nghiệp. Mình không in được tiền, mình không thu được thuế nhưng sức sống của mình là đưa VAC truyền thống lên tầm thời đại, tái sinh năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; đưa cuộc sống vào nghị quyết của Đảng, đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống; đưa Dân và Đảng gần nhau hơn, hiểu nhau hơn để cùng hành tiến đến mục tiêu Dân giàu, Nước mạnh.
Tiềm năng lớn
Trong thư gửi Hội Làm vườn Việt Nam nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập của cố vấn Phạm Văn Đồng có đoạn: “Tiềm năng kinh tế vườn của nước ta còn rất lớn. Tôi hoan nghênh Trung ương Hội VACVINA đặt mục tiêu phát triển kinh tế VAC thành một trong những định hướng làm giàu của nông dân. Tôi hy vọng và tin rằng những người làm vườn trong cả nước ra sức thực hiện thắng lợi chủ trương này, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Tôi cũng hy vọng các cấp Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể quan tâm chỉ đạo và khuyến khích kinh tế VAC phát triển hơn nữa, tạo điều kiện cho Hội VACVINA hoạt động ngày càng tốt hơn nữa”.
Thực tế cho thấy, tiềm năng Kinh tế VAC – Kinh tế vườn còn rất lớn cả về bề rộng và chiều sâu. Nếu được coi trọng khai thác, hỗ trợ phù hợp, nó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao, xây dựng nông thôn mới giàu hơn, đẹp hơn, nhân văn hơn.
Hiệu quả cao
Những con số sau cho thấy khi được quan tâm đúng mức, kinh tế vườn sẽ có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế. Ngày 30/7/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015. Sau 2 năm, xuất khẩu rau quả năm 2010 đạt 460 triệu USD. Sau 5 năm (năm 2013), đạt trên 1 tỷ USD. Sau 10 năm (năm 2018), đạt 3,52 tỷ USD. Năm 2019 đạt 3,74 tỷ USD. Năm 2020 đạt 3,27 tỷ USD. Năm 2021 đạt 3,52 tỷ USD. Năm 2022 đạt 3,34 tỷ USD. Sáu tháng đầu năm 2023 đã đạt 2,8 tỷ USD, dự kiến năm 2023 đạt 5 tỷ USD, về trước mục tiêu 2 năm (ngày 27/10/2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cây ăn qủa chủ lực đến năm 2025 và 2030 với mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu trái cây đạt 5 tỷ USD). Nông sản Việt đã có mặt tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng rau quả, có mặt tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhất lại là những thị trường yêu cầu chất lượng cao như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,…
Tuy đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhưng sản xuất rau quả của ta còn nhỏ lẻ, manh mún, mức độ cơ giới hóa chưa cao, hàm lượng khoa học công nghệ còn thấp, sản xuất còn theo phong trào, mã số vùng trồng còn ít…
Để hỗ trợ tốt hơn
Trước sự chuyển dịch nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng sinh học, và sự chuyển hướng từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp,… nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu, đòi hỏi từ cuộc sống, từ vận động phong trào làm VAC, Hội Làm vườn đã giúp hội viên, nông dân thay đổi tư duy, nhận thức lại cách làm vườn trên cơ sở đào tạo dạy nghề, huấn luyện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổ chức cho hội viên, nông dân đi tham quan, giao lưu với các mô hình tiên tiến… Hội Làm vườn Việt Nam đã đưa VAC - Kinh tế VAC - Kinh tế vườn lên tầm quốc tế. VAC đã vào sách giáo khoa, vào từ điển, được nhiều chuyên gia nông nghiệp quốc tế biết tới và được vinh danh ở không ít diễn đàn.
Chủ tịch Lê Quốc Doanh thăm mô hình sầu riêng ở xã Ea Kênh (Krông Pắc - Đắk Lắk). Ảnh: Minh Thuận.
Trao đổi với Kinh tế nông thôn, PGS.TS. Lê Quốc Doanh, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết: Kinh tế vườn là một mũi nhọn của ngành Nông nghiệp. Nói đến kinh tế vườn - vườn hàng hóa, điều tất yếu là phải hướng đến thị trường, liên kết với doanh nghiệp trong canh tác, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và bản thân người làm vườn phải liên kết trong tổ hợp tác, hợp tác xã. Hội sẽ tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động trong điều kiện mới để hỗ trợ hội viên, nghề làm vườn, kinh tế vườn tốt hơn.
Để tiếp tục hỗ trợ hội viên, nông dân tốt hơn, Hội nghị Ban chấp hành mở rộng giữa nhiệm kỳ khóa VII của Hội Làm vườn Việt Nam vừa qua, nhiều ý kiến tâm huyết về định hướng hoạt động Hội cho thời gian tới được đề xuất. Trên cơ sở đó, ngay sau hội nghị, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đã triển khai việc xin ý kiến bổ sung một số nhân sự vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và việc thành lập, kiện toàn 3 ban chuyên môn: Ban Khoa học và Chuyển giao công nghệ, Ban Liên kết sản xuất và thị trường, Ban Hợp tác quốc tế.
TS. Phan Huy Thông, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam, người vừa được giao nhiệm vụ Trưởng ban Khoa học và Chuyển giao công nghệ cho biết, không chỉ thiếu vốn, nhà nông, nhà vườn còn thiếu kiến thức, nhất là tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, thiếu kiến thức về quản trị, thị trường. Để đáp ứng đúng và trúng yêu cầu, chúng tôi sẽ thường xuyên phối hợp khảo sát thực tế và nhu cầu của hội viên, nông dân để phát hiện điều gì cần hỗ trợ. Có vậy mới không lãng phí nguồn lực còn hạn chế của Hội và tạo sự chuyển biến nhanh hơn.
Trao đổi với Kinh tế nông thôn về nhiệm vụ của Ban Liên kết sản xuất và thị trường, TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó chủ tịch Hội, kiêm Trưởng ban cho biết, nhiệm vụ của chúng tôi là tăng cường tuyên truyền để hội viên thay đổi nhận thức về kinh tế nông nghiệp, kinh tế VAC, trên cơ sở đó tạo mối liên kết cùng có lợi giữa người làm vườn với doanh nghiệp trong sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP. Qua đó xây dựng chuỗi kinh tế liên kết, đảm bảo cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau một cách minh bạch.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu, rộng, việc tái lập Ban Hợp tác quốc tế là bước đi đúng đắn và phù hợp bởi tiến bộ kỹ thuật trong phát triển kinh tế vườn của thế giới đã có những bước tiến dài. Chúng ta cần tiếp cận để rút ngắn khoảng cách. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng với đội ngũ chuyên gia giỏi, có uy tín cùng sự ủng hộ của hội viên, chúng tôi sẽ nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ. PGS.TS. Nguyễn Xuân Hồng, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Trưởng Ban Hợp tác quốc tế cho biết.
Theo ý kiến của tất cả các thành viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội, và một số hội viên, việc bổ sung nhân sự và thành lập các ban chuyên môn vừa là việc triển khai chức năng, nhiệm vụ của Hội, vừa là giúp phát triển sản xuất Vườn - VAC đạt năng suất cao, chất lượng tốt, số lượng nhiều, gắn với thị trường, giúp hội viên làm VAC hiệu quả hơn, vừa mở rộng quan hệ quốc tế nhằm đưa nghề làm vườn lên tầm cao mới, hòa cùng ngành Nông nghiệp và PTNT và cả nước thực hiện thành công định hướng xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã thông qua.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.