Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 16 tháng 12 năm 2022 | 10:48

Xóm bản Mường Giang Mỗ: Điểm đến hấp dẫn

Nhận thấy tiềm năng vốn có để phát triển du lịch cộng đồng, các hộ gia đình ở xóm bản Mường Giang Mỗ thuộc xã Bình Thanh (Cao Phong - Hòa Bình) đã cùng nhau xây dựng mô hình đón khách du lịch.

Mô hình đã tạo được điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước trải nghiệm, khám phá cuộc sống văn hóa, sinh hoạt của người Mường.

Xóm du lịch cộng đồng bản Mường Giang Mỗ thuộc xã Bình Thanh là điểm đến hấp dẫn cho du khách trong nước và ngoài nước trải nghiệm, khám phá cuộc sống văn hóa, sinh hoạt của người Mường.

Xây dựng xóm du lịch cộng đồng

Bản Giang Mỗ nằm quanh thung lũng và dưới chân núi Mỗ, xung quanh là màu xanh của nương lúa và núi rừng hùng vĩ Hòa Bình. Giang Mỗ là bản sinh sống của 140 hộ dân đồng bào dân tộc Mường với nếp sống trong những ngôi nhà sàn gỗ vẫn còn giữ được những vẻ nguyên sơ phủ màu thời gian cùng vườn cây ăn trái trĩu quả.

Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km, bản Giang Mỗ (nay là xóm Mỗ) được biết đến bởi đây là điểm du lịch cộng đồng của đồng bào Mường xây dựng và phát triển từ nhiều năm nay. Vẻ đẹp phong cảnh núi non, những ngôi nhà sàn đơn sơ khiến du khách mỗi khi đặt chân đến Giang Mỗ đều cảm nhận được cuộc sống thanh bình của thiên nhiên và sự ấm áp của những con người chất phác nơi đây.

Ông Đinh Thế Khương, xóm Mỗ 2, một trong những hộ phát triển mô hình du lịch cộng đồng, chia sẻ, du khách trong và người ngoài đến với Giang Mỗ vì bản làng vẫn lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn những nét truyền thống đặc trưng, đậm đà bản sắc của dân tộc Mường vốn có. Bản Giang Mỗ có 140 hộ nhưng chia ra làm nhiều cụm và cụm tham gia làm du lịch cộng đồng thì có 46 hộ gia đình.

Bà Nguyễn Thị Yến, xóm Mỗ nói về những nét đặc sắc của xóm du lịch cộng đồng Giang Mỗ khi du khách đến trải nghiệm cuộc sống cùng người dân.

“Bản Giang Mỗ xây dựng mô hình đón khách du lịch đến tham quan, sinh hoạt cùng với người dân, gia chủ từ rất lâu. Những năm 1979-1980, khi xây Thủy điện Hòa Bình, các chuyên gia Liên Xô cứ cuối tuần là đến bản để tham quan, nghỉ ngơi, có lẽ loại hình du lịch cộng đồng sinh hoạt cùng gia chủ xuất phát từ đó; thế là mô hình du lịch cộng đồng của xóm bản Giang Mỗ được xây dựng, phát triển đến bây giờ. Nhà tôi làm loại hình du lịch này từ những năm 1997 rồi và đến năm 2001 thì thêm dịch vụ ăn uống phục vụ du khách, các hộ gia đình khác cũng như vậy”, ông Khương cho hay.

Ông Đinh Văn Lân - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh trao đổi với phóng viên.

Ông Đinh Văn Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thanh, cho biết: “Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện và môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đặc biệt, xóm du lịch cộng đồng bản Mường Giang Mỗ nằm trên địa bàn xã Bình Thanh đã gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tạo được điểm nhấn du lịch, nghỉ ngơi, đón khách tham quan của địa phương”.

Điểm nổi bật tạo nên sức hút cho bản Giang Mỗ là những ngôi nhà sàn cổ hình con rùa (nhà rùa) của đồng bào Mường.

Nét đặc trưng của xóm du lịch cộng đồng

Điểm nổi bật tạo nên sức hút cho bản Giang Mỗ là những ngôi nhà sàn cổ hình con rùa (nhà rùa) của đồng bào Mường. Nhà sàn gắn với phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân Mường nói chung và những người Mường ở xóm làm mô hình du lịch cộng đồng trải nhiệm nói riêng.

Thông thường, nhà sàn của người dân làm du lịch nơi đây được dựng ở những vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận khí trời và thuận tiện cho cuộc sống và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo cảnh quan cho du khách đến lưu trú tại xóm. Nhà của các cư dân có 3 tầng, trong đó tầng (gác) trên cùng để lương thực và đồ dùng gia đình; tầng giữa là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình, tiếp đón khách du lịch; tầng dưới cùng hay còn gọi là gầm nhà sàn để các dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc, gia cầm.

Một phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong ngôi nhà sàn Mường nơi đây chính là bếp. Bếp được coi là linh hồn của ngôi nhà sàn Mường, không chỉ là nơi chuẩn bị đồ ăn mà còn là nơi diễn ra các hoạt động chính trong gia đình. Bếp luôn được người Mường coi trọng và giữ gìn ngăn nắp, sạch sẽ để tiếp đón khách đến nhà chơi, tham quan, du lịch và cũng được gia chủ thân tình tiếp chuyện, mời cơm bên bếp lửa.

Du khách đến với xóm du lịch cộng đồng sẽ được đi trên con đường uốn lượn dọc triền núi xung quanh những ngôi nhà sàn gỗ, cảm nhận cuộc sống bình yên nơi núi rừng.

Bên cạnh đó, du khách khi đến với xóm du lịch cộng đồng bản Giang Mỗ sẽ được đi trên con đường uốn lượn dọc triền núi xung quanh những ngôi nhà sàn gỗ, cảm nhận được cuộc sống bình yên nơi núi rừng và có dịp tìm hiểu những phong tục, tập quán cùng đời sống thường nhật của bà con nơi đây. Điểm độc đáo này cũng là một trong những đặc trưng, nổi bật, tạo nên sự thú vị cho du khách khi đến bản Giang Mỗ để trải nghiệm.

Bà Nguyễn Thị Yến (xóm Mỗ) cho biết, du khách khi đến đây không chỉ khám phá những nét văn hóa đặc sắc, mà còn được thưởng thức những món ăn do chính người dân chế biến. Món ăn là sản vật của núi rừng hay bằng nguyên liệu tự trồng trọt, chăn nuôi được như xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn, thịt trâu nấu lá lồm, gà, măng đắng, cá suối, rượu cần…

Bản Giang Mỗ có 140 hộ thì có 46 hộ gia đình tham gia xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, đón du khách trải nghiệm cuộc sống cùng gia chủ.

“Điều thú vị ở đây là, tất cả các món ăn sẽ được chủ nhà bày biện khéo léo trên những tàu lá chuối xanh thể hiện nét đẹp trong văn hóa ẩm thực xa xưa của dân tộc Mường. Cùng với ẩm thực, chúng tôi cũng giới thiệu đến du khách các tiết mục văn nghệ; du khách được trải nghiệm đi gặt lúa, đi hái cam và nhiều hoạt động trong cuộc sống, lao động sản xuất của chúng tôi; rất giản dị và bình yên, tạo cảm giác mới lại, thích thú cho nhiều bạn trẻ, những người tham gia…”, bà Yên nói.

Thời gian tới đây, xóm du lịch cộng đồng bản Giang Mỗ sẽ cùng nhau gắn kết, nâng cao các dịch vụ, xây dựng thêm nhiều hoạt động văn hóa độc đáo để quảng bá, giới thiệu tới du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động xây dựng mô hình cộng động góp phần phát triển du lịch của địa phương, người nông dân Mường của xóm có thêm thu nhập.

 

Thạch Văn - Vũ Cừ
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top