Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 7 năm 2021 | 16:24

Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm đầu tiên được Hà Tĩnh xác định thực hiện chuyển đổi số

Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm đầu tiên được Hà Tĩnh xác định thực hiện chuyển đổi số để làm nền tảng phát triển kinh tế số kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử.

Xu hướng tất yếu 
 
Bưởi Phúc Trạch được trồng chủ yếu tại huyện Hương Khê, qua kết quả rà soát sơ bộ, đến ngày 30/6/2021, diện tích sản xuất bưởi Phúc Trạch tại 19 xã thuộc vùng chỉ dẫn địa lý là 2.593ha, trong đódiện tích cho thu hoạch là 1.777ha, năng suất bình quân dự kiến là 10,76 tấn/ha, sản lượng ước đạt 21.766 tấn. Diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt 1.206ha, hình thành tại 6 HTX, 167 THT.
 
Hiện nay, diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm bưởi Phúc Trạch đã dần ổn định. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất đạt các tiêu chuẩn chất lượng như VietGAP, hữu cơ… được tăng cường áp dụng. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại được đẩy mạnh thực hiện. 
 
buoi-pt3.jpg
Bưởi Phúc Trạch là sản phẩm đầu tiên được Hà Tĩnh xác định thực hiện chuyển đổi số. 
 
Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch nói riêng và cây ăn quả có múi của Hà Tĩnh đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc chuẩn hóa thương hiệu, áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Không có đầu mối tiêu thụ hoặc đầu mối tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sản xuất manh mún, liên kết chưa bền vững.
 
Đối với nhà thu mua gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường (sản lượng thu mua không ổn định, không đủ lớn; chất lượng sản phẩm không tương đồng, giá cả không đồng nhất).
 
Còn đối với người tiêu dùng: Không biết rõ nguồn gốc sản phẩm mình đang sử dụng. Đối với cơ quan quản lý: Thông tin chưa nắm bắt kịp thời nên khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát về việc quy hoạch phát triển, thực trạng quá trình sản xuất, kinh doanh.
 
buoi-pt.jpg

Nhiều năm qua cây bưởi đã giúp nhiều hộ nông dân miền núi Hương Khê thoát nghèo và hướng tới làm giàu.

 

Trước những bất cập này, đã có nhiều giải pháp được triển khai, trong đó, số hóa quy trình sản xuất, quản lý, quảng bá thương hiệu bưởi Phúc Trạch được xem là giải pháp bài bản, tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển. Đó cũng chính là mục tiêu đặt ra trong lộ trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp nói chung và chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trên cây có múi của tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, mà trước hết là trên cây bưởi Phúc Trạch và tiếp đến sẽ là cây cam chanh cùng nhiều sản phẩm khác.

Khát vọng vươn ra thị trường lớn

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Thực hiện chuyển đổi số là một tất yếu, cần phải làm ngay nhưng cũng cần phải có lộ trình cụ thể, lâu dài.

Do đó, ngay sau khi Kế hoạch 393/KH-UBND về Chuyển đổi số, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã có 3 cuộc làm việc với ngành nông nghiệp, các sở, ngành, địa phương liên quan và các đơn vị tư vấn về vấn đề chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và chọn bưởi Phúc Trạch nổi tiếng làm đối tượng thực hiện thí điểm, từ đó làm cơ sở để nhân rộng trên cây ăn quả có múi và các sản phẩm nông nghiệp khác.

 

pct.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan kiểm tra công tác chuyển đổi số trên cây bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê.

 

Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND huyện Hương Khê rà soát, đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện, đồng thời phối hợp với Công ty Cổ phần Icheck để thảo luận, tìm kiếm các giải pháp thực hiện nhằm đạt kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch.

Với mục tiêu trong chuyển đổi số là hoàn thiện hệ thống dữ liệu phục vụ truy xuất nguồn gốc giúp công khai, minh bạch thông tin; hoàn thiện quy trình sản xuất bưởi Phúc Trạch đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ đang hướng đến các thị trường mở rộng; kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn thương mại điện tử qua ứng dụng và website; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; xây dựng hệ thống tri thức nhân tạo nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh để nâng giá trị của bưởi Phúc Trạch.

Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Phó GĐ Trung tâm khuyên nông Hà Tĩnh cho biết: Thời gian tới Hà Tĩnh sẽ thiết lập hệ thống quản lý bưởi Phúc Trạch gắn với truy xuất nguồn gốc; hệ thống cổng thông tin sản phẩm kết hợp với xúc tiến thương mại; Xây dựng hệ thống tri thức kết nối với người sản xuất và doanh nghiệp; phối hợp với Công ty Cổ phần iCheck để tập trung thực hiện chuyển đổi số trên cây ăn quả có múi, bắt đầu từ cây bưởi Phúc Trạch; đồng thời, phối hợp với UBND huyện Hương Khê khảo sát, lựa chọn các HTX, THT tiêu biểu đã có liên kết tiêu thụ với các cửa hàng, siêu thị như THT sản xuất, kinh doanh bưởi Phúc Trạch Nhật Hằng (xã Lộc Yên), Công ty TNHH Vườn ươm Việt (xã Hương Long), Công ty TNHH Tân Thanh Phong (xã Phúc Trạch)… để thực hiện thí điểm thực hiện và có sản phẩm công nghệ ngay trong vụ bưởi Phúc Trạch của năm 2021 (từ tháng 8 đến tháng 10); sản phẩm công nghệ sẽ được phổ biến rộng nhất đến tận người sản xuất và đơn vị kinh doanh.

"Thực hiện chuyển đổi số, năm 2021, sản phẩm bưởi Phúc Trạch sẽ có mặt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, giúp người dân tiết giảm được chi phí trong sản xuất cũng như thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm. Sự thành công chuyển đổi số trên sản phẩm bưởi Phúc Trạch sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, làm tiền đề cho việc thực hiện chuyển đổi số trên các sản phẩm tiếp theo, kết nối sớm đưa lên các sàn thương mại điện tử không chỉ trong nước, mà còn phát triển ra các nước trên thế giới, để từng bước xuất khẩu sang Châu Âu và các nước phát triển khác trong thời gian gần”, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.

 

(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top