Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 5 tháng 10 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 1 năm 2022 | 22:35

Cải tạo vườn tạp ở Hà Giang thành phong trào thi đua

Sau hơn một năm thực hiện, Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững bước đầu làm thay đổi nhận thức của người dân, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi giữa các hộ gia đình, thôn, xã.

Thay đổi nhận thức người dân

Ngày 1/12/2020, Tỉnh uỷ Hà Giang ban hành Nghị quyết về Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đây là Đề án lớn mang tầm chiến lược. Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã nhận được sự đồng thuận của người dân, tạo thành phong trào sâu rộng xuống tận các tôn, xóm, bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Khu vườn rộng 2.000m2, trước kia trước chủ yếu là cây cọ, cây tạp không có hiệu quả kinh tế, sau khi được xã tuyên truyền, gia anh Nguyễn Văn Lân, thôn Tiến Thắng, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang) đã quyết định cải tạo đưa những cây, con có hiệu quả vào sản xuất. Do thuận tiện về nguồn nước, anh đã chuyển sang đào ao thả cá, ở khu vực cao hơn cải tạo lại để trồng cây ăn quả như: bưởi da xanh, mít Thái và làm chuồng trại chăn nuôi gà thả vườn. Qua một thời gian triển khai, đến nay đã bắt đầu có nguồn thu từ bán gà và trái cây. Với 500 con gà và trên 100 gốc bưởi da xanh, mít Thái cùng một số loại cây ăn quả khác, ước gia đình có cho thu nhập 50 - 100 triệu đồng/năm.

Xác định việc cải tạo vườn tạp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là cần thiết nên Đảng ủy xã Tân Trịnh (Quang Bình) đã xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp nhằm bố trí lại không gian vườn, phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân. Năm 2021, xã triển khai thực hiện cho 8 hộ nghèo, cận nghèo cải tạo với tổng diện tích 6.495 m2. Trong đó, tổng diện tích trồng các loại rau, củ, quả là 1.370 m2, diện tích chăn nuôi 1.800 m2; gia súc 435 con. Cả 8 hộ đủ điều kiện vay vốn với số tiền giải ngân là 240 triệu đồng và đều sử dụng đúng mục đích.

 Lãnh đạo huyện Quang Bình kiểm tra cải tạo vườn tạp tại xã Tân Trịnh.

 

Điển hình như gia đình anh Đặng Đức Mạnh (thôn Ngòi Han, xã Tân Trịnh) trước đây gặp rất nhiều khó khăn. Khi có đề án cải tạo vườn tạp, anh mạnh dạn đăng ký tham gia với tổng diện tích cải tạo là 420m2 và được vay vốn 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quang Bình để mua lợn giống nhằm tăng số lượng đàn lợn hiện có.

Tính đến đầu tháng 12/2021, huyện Quang Bình có 346 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ. Huyện cũng tổ chức tập huấn được 14 lớp với 409 người về kỹ thuật chăm sóc rau, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi... Tổng diện tích vườn tạp được cải tạo năm 2021 của các hộ thụ hưởng chính sách là 52.980 m2.

Hiện, có 34 hộ đã có hiệu quả về kinh tế. Tổng thu nhập của hộ gia đình sau khi thực hiện cải tạo vườn tạp là 175 triệu đồng. Đặc biệt, từng bước chuyển biến về tư duy sản xuất đối với người dân, không còn để đất hoang hóa; khi tham gia tập huấn được tiếp cận khoa học - kỹ thuật, mở mang kiến thức, vận dụng vào thực tế chỉnh trang khuôn viên nhà ở, sắp xếp quy hoạch, gọn gàng, được tiếp cận vay vốn ưu đãi, góp phần đầu tư cải tạo ban đầu.

Cải tạo hơn 115ha vườn tạp

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang, năm 2021, có 2.467 hộ trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cải tạo vườn tạp. Trong đó, thực hiện theo Đề án được 1.220 hộ/11 huyện, thành phố. Cơ quan chức năng đã tổ chức thẩm định và giải ngân cho 1.032 hộ vay vốn với số tiền 30.355 triệu đồng.

 Năm 2021, Hà Giang có hơn 115ha vườn tạp được cải tạo.

 

Tổng diện tích vườn tạp đã được cải tạo lũy kế tính đến cuối tháng 12/2021 là 1.155.583 m2 (tương đương 115,56 ha). Trong đó, có 802 vườn đạt từ 3 tiêu chí trở lên. Số hộ không thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết đã triển khai xây dựng vườn mẫu là 1.247 hộ; diện tích vườn đã được cải tạo là 1.731.224 m2. Các địa phương đã huy động xã hội hóa hỗ trợ cho các hộ cải tạo vườn tạp được 47.784 cây, con, quy ra kinh phí là 945 triệu đồng; số công hỗ trợ gia đình 15.015 công.

Đến nay, diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng cây ăn quả đạt 648.181m2; diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng các loại rau, đậu, lạc là 308.732m2; diện tích ao đã được cải tạo chăn nuôi thuỷ sản là 62.679m2 và diện tích vườn tạp đã được cải tạo để xây dựng chuồng, trại chăn nuôi là 113.864m2.

Đặc biệt, các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc đang thí điểm xếp đá, đổ đất tạo vườn gắn với cải tạo vườn, phát triển kinh tế vườn hộ 22.127 m2/33 hộ thực hiện. Đến nay đã có những sản phẩm ban đầu từ cải tạo vườn tạp như: Bắp cải tại Đồng Văn, dưa chuột tại Hoàng Su Phì, rau củ tại Quản Bạ...

Theo ông Nguyễn Văn Tự, Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh Hà Giang, phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn có giá trị kinh tế là chủ trương lớn, trong đó nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế vườn là nội dung cốt lõi của phong trào “Thi đua làm vườn giỏi” hàng năm do Hội phát động.

Đây cũng là tiêu chí quan trọng mang tính bền vững để nâng cao thu nhập trong XDNTM được cán bộ, hội viên hưởng ứng. Cụ thể hóa Nghị quyết số 05 bằng các kế hoạch, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, Hội đã phối hợp với khuyến nông, các đoàn thể hỗ trợ hội viên cải tạo, chuyển đổi vườn hộ, vườn tạp theo mô hình VAC.

Năm 2021, Hội Làm vườn các huyện, thành phố đã vận động được từ 20 hộ hội viên trở lên/đơn vị cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn. Trong đó có 10 hộ ở 2 huyện Mèo Vạc và Đồng Văn cải tạo vườn bằng xếp đá đổ đất trồng cây.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Thu lợi 1 tỷ đồng/năm từ mô hình VAC

    Đó là thành quả mà ông Đàm Duy Từ, sinh năm 1963, ở xóm 10, xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đạt được.

  • Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Thu tiền tỷ từ rẫy kiểu mẫu ở Đắk Nông

    Với diện tích 2ha đất được trồng xen canh nhiều loại cây trồng được canh tác bài bản, khoa học giúp mỗi năm có nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

  • “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    “9X” làm giàu từ nuôi chồn hương

    Sau nhiều lần thất bại, anh Phạm Minh Phương đã thuần hóa và nuôi thành công chồn hương - con nuôi tốn không nhiều chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, từng bước mở rộng quy mô, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Top