Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2022 | 11:1

Chuyển đổi theo hướng chăn nuôi lợn công nghiệp, hiện đại

Đối mặt với nhiều thử thách về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra bấp bênh…, nhiều hộ chăn nuôi lợn đang chuyển dần quy mô sản xuất theo hướng bán công nghiệp, công nghiệp để thích nghi với tình hình thực tế.

Đây cũng là định hướng phát triển của tỉnh Phú Yên để xây dựng ngành chăn nuôi phát triển bền vững trong tương tai.

Chăn nuôi nhỏ lẻ không còn phù hợp

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, tổng đàn lợn toàn tỉnh hiện có khoảng 137.300 con. Trong đó, hơn 40% tổng đàn được nuôi theo hình thức gia trại với quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư. Nhiều năm gần đây, khi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, đầu ra không ổn định… nên người chăn nuôi nhỏ lẻ liên tục thua lỗ, đối mặt với nhiều rủi ro và gần như không thể trụ nổi với thị trường.

Ông Trần Thanh ở xã An Nghiệp (huyện Tuy An) cho biết: Với gần 20 năm nuôi lợn thịt, nhưng gần 2 năm qua, gia đình phải treo chuồng, ngừng nuôi hẳn. Giá cám công nghiệp tăng liên tục, trong khi đó, giá lợn bán ra lại hạ thấp không đắp đủ chi phí đầu tư, mỗi lứa lợn xuất chuồng lỗ cả chục triệu đồng. Liên tục trong khoảng 2 năm liền, gia đình phải bù lỗ cho 6 lứa heo xuất chuồng nên không dám nuôi nữa. Nếu không nghỉ sớm thì gia đình phải tiếp tục bù lỗ thêm mấy lứa lợn nữa, chắc hết vốn.

Cũng theo ông Thanh, không chỉ ảnh hưởng bởi đầu ra, nhiều năm qua, tình hình dịch bệnh ở lợn cũng rất phức tạp, nhất là khi xuất hiện thêm bệnh dịch tả lợn châu Phi với tốc độ lây nhiễm nhanh, không có thuốc phòng ngừa, điều trị; các quy định về môi trường cũng cao hơn nên chăn nuôi ngày càng khó khăn…

Tương tự, từ sau vụ Tết, gia đình ông Nguyễn Văn Trung ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) cũng bỏ chuồng. “Sau gần 4 tháng nuôi, 13 con lợn thịt xuất chuồng chỉ bán được với giá 52.000 đồng/kg hơi, gia đình lỗ khoảng 10 triệu đồng cho lứa lợn vụ Tết vừa rồi. Vì vậy, sau khi xuất chuồng, vợ chồng tôi gom vốn mua 2 con bò thả nuôi cho đến nay”, ông Trung cho biết.

 

người-chăn-nuôi-huyện-tuy-an-chuyển-dần-sang-chăn-nuôi-theo-hướng-công-nghiệp-ảnh-nguyễn-chương.jpg
Người chăn nuôi huyện Tuy An chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Ảnh NGUYỄN CHƯƠNG

 

Theo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Hòa, địa phương phát triển nghề nuôi lợn khá sớm và có đàn lợn khá lớn của tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nhất là thị trường đầu ra không ổn định nên người nuôi lợn giảm dần đàn. Hiện tổng đàn lợn của huyện Phú Hòa chỉ còn khoảng 7.000 con, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyển đổi theo hướng công nghiệp hiện đại

Thích ứng với những điều kiện chăn nuôi khắt khe hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đầu tư chuyển đổi mô hình, từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp với những trang trại lớn, quy mô đàn vài trăm đến cả ngàn con.

Ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân) cho biết: Trước đây, vợ chồng tôi nuôi lợn chuồng, mỗi lứa thả khoảng 20 con giống. Nhưng do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, gia đình mạnh dạn xây dựng trại nuôi với quy mô 500 con/lứa, liên kết hợp đồng nuôi gia công với Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam. Khi chuyển sang nuôi theo mô hình này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng đều được áp dụng theo đúng quy trình kỹ thuật tiên tiến. Lợn nuôi được chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, cho ăn đúng khẩu phần; vấn đề vệ sinh môi trường được xử lý bằng công nghệ hiện đại nên không gây tác động đến môi trường. Gia đình cũng không còn thấp thỏm lo đầu ra, xuất lứa nào thu lời lứa đó, rất an tâm.

Còn theo ông Phùng Hồng Em ở xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu), trại chăn nuôi lợn của gia đình ông rộng hơn 1ha, đầu tư theo mô hình chăn nuôi khép kín với hệ thống máng ăn, nước uống tự động, dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, công nghệ xử lý chất thải hiện đại… Chính nhờ áp dụng  kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến nên nhiều năm nay, trại chưa xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn mặc dù quy mô đàn nuôi luôn duy trì hơn 1.000 con.

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện có nhiều trang trại nuôi lợn quy mô lớn với công nghệ chăn nuôi hiện đại do các công ty chăn nuôi lớn đầu tư. Bà Bùi Hương Giang, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp BaF Việt Nam, cho biết: Trại nuôi lợn nái giống BaF Phú Yên tại xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) do công ty đầu tư có quy mô 5.000 con nái giống đã đi vào hoạt động. Trang trại vận hành dựa trên công nghệ tự động và hệ thống hiện đại. Toàn bộ các khâu cho ăn, nước uống, vệ sinh, xử lý chất thải… đều được tự động hóa với công nghệ hiện đại.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Phú Yên, nhận xét: Mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi lợn được hình thành và phát triển tại Phú Yên nhiều năm nay, góp phần thúc đẩy phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, hiện đại.Toàn tỉnh hiện có 44 cơ sở chăn nuôi lợn được đầu tư sản xuất theo mô hình liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều dự án chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp của các công ty chăn nuôi lớn đã đi vào hoạt động với tổng đàn lợn trên 77.130 con, chiếm 56% tổng đàn toàn tỉnh. Đây sẽ là tiền đề góp phần thúc đẩy, hình thành và phát triển ngành chăn nuôi lợn công nghiệp hiện đại trong tương lai.

 

 

 

Thủy Tiên
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top