Trong khi cuộc sống của nhiều nông dân gặp khó khăn thì anh Nguyễn Văn Bắc ở xã Đắk Ha (Đắk G’long – Đắk Nông) vẫn “sống khỏe” nhờ trồng đa cây. Ổi xá lị được xem là cây trồng giúp gia đình anh vượt qua giai đoạn giá nhiều loại nông sản xuống thấp.
Mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình anh Bắc có tổng diện tích khoảng 2 ha. Trong đó, 1ha trồng cà phê, 0,5 ha trồng hồ tiêu, 0,5 ha còn lại dành để trồng giống ổi.
Anh Bắc cho biết, mùa mưa năm 2010, anh đưa giống ổi xá lị từ Đồng Nai về trồng tại địa phương. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, chỉ 1 năm sau đó, ổi bắt đầu ra hoa, đậu quả.
Càng mừng hơn khi giống ổi này cho quả quanh năm và trọng lượng cũng cao hơn hẳn so với các giống ổi bán trên thị trường. Ngoài ra, hình thức trái ổi khi thu hoạch cũng bắt mắt: vỏ láng mịn, thịt màu trắng, ít hạt, giòn ngọt... Vì vậy, vườn ổi của gia đình này nhanh chóng được nhiều người biết đến, dễ dàng tìm đầu ra.
“Với 500 gốc ổi, mỗi năm cho thu gần 15 tấn quả. Với giá bán sĩ tại vườn khoảng 15.000đ/kg, gia đình tôi có nguồn thu khoảng 225 triệu đồng/năm”, anh Nguyễn Văn Bắc vui vẻ nói.
Thu nhập là vậy, nhưng chi phí để đầu tư vào vườn ổi thấp hơn nhiều so với cây công nghiệp. Theo anh Bắc, muốn ổi đạt chất lượng cao, cho trái to, ngọt cần phải có chế dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên vun gốc, xới tơi đất để cây dễ dàng phát triển.
Đặc biệt, thông qua việc cắt đọt, tỉa tán người trồng hoàn toàn chủ động được thời điểm ra hoa. Khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái là phải tiến hành bao trái bằng túi nilon hoặc túi xốp để tránh ruồi đục và giúp quả ổi khi cho thu hoạch có mẫu “mã” đẹp, dễ tiêu thụ hơn.
“Sâu, bệnh hại trên cây ổi cũng không đáng ngại bằng những loại cây trồng khác, bệnh thường gặp ở loại cây này là chỉ bệnh: rệp sáp, rệp phấn trắng, ruồi đục trái, sâu đục cành, bệnh thán thư. Tuy nhiên, các loại sâu, bệnh hại nói trên đều có biện pháp phòng trừ hiệu quả với chi phí thấp”, anh Bắc cho biết thêm.
Từ chia sẻ của anh Nguyễn Văn Bắc cho thấy, ổi là cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có thể nhân rộng để nâng cao thu nhập, cả thiện đời sống cho nhiều hộ dân trong vùng.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.