Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 9 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 9 năm 2019 | 21:46

Đắk Nông: Làm giàu từ mô hình nuôi heo rừng lai

Với quy trình chăm sóc khác biệt, anh Phạm Văn Sáu ở xã Đắk Ha (Đắk G’long, Đắk Nông) đã xây dựng được thương hiệu riêng, trở thành địa chỉ cung cấp thịt heo rừng quen thuộc của nhiều khách hàng.

Sau khi “bôn ba” học tập kinh nghiệm nhiều nơi, năm 2016, anh Sáu quyết định bỏ vốn xây dựng trang trại. Trên diện tích 2 sào đất cao và thoát nước tốt, nhiều chuồng được thiết kế với diện tích 20 - 30 m2/chuồng được xây dựng để heo tránh mưa, nắng. Phần diện tích còn lại được anh Sáu vây lưới B40 để vật nuôi có không gian rộng để vận động. Sau đó, người nông dân này đã tìm đến các trang trại uy tín ở tỉnh Tây Ninh để mua heo rừng giống. Từ 5 con heo giống ban đầu, sau 3 năm phát triển, mô hình này thường xuyên duy trì quy mô từ 150-200 con.

 

Thức ăn của mô hình heo rừng lai này chủ yếu là rau, củ, quả.
Thức ăn của mô hình heo rừng lai này chủ yếu là rau, củ, quả.

Hiện nay, vì muốn xuất bán nhanh hay chạy theo lợi nhuận, nên nhiều mô hình thường sử dụng các loại cám công nghiệp hoặc thức ăn tăng trọng. Điều này phần nào đó đã làm mất đi đặc trưng, hương vị đặc biệt của loại thịt heo này. Tuy nhiên, anh Sáu đã không chọn hướng đi thiếu bền vững đó. Ở mô hình này, từ khi heo mới sinh đến khi xuất chuồng luôn nói không với thức ăn công nghiệp. Thức ăn của heo rừng lai mà anh Sáu sử dụng chủ yếu là: rau, củ, quả hoặc cám gạo…

“Heo rừng lai có nguồn gốc hoang giã nên có đặc tính ăn tạp, kháng bệnh tốt, công chăm sóc ít… Trong chu kỳ nuôi, tách đàn để cai sữa mẹ chính là giai đoạn khó nhất. Ở thời điểm này heo con rất dễ mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ chết cao. Tuy nhiên, bệnh này người nuôi cũng có thể phòng tránh được, bằng việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thức ăn phải sạch sẽ, không nhiễm hóa chất” – anh Sáu nói.

Với quy trình chăm sóc “đặc biệt”, heo con ở trang trại này sau khoảng 6-8 tháng nuôi có thể xuất chuồng. Trong lượng giao động khoảng 25-30kg/con. Bình quân trang trại này bán ra thị trường 20 con/tháng, với giá heo thịt 100.000 đồng/kg; heo giống 120.000 đồng – 130.000 đồng/kg.

“Heo rừng lai có thể chế biến thành các món ăn như quay, nướng, hấp... Chính nhờ sử dụng hoàn toàn thức ăn tự nhiên nên thịt heo rừng ở trang trại của tôi có chất lượng tốt, thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ. Sản phẩm được người dân trong và ngoài địa phương tin dùng, ở nhiều thời điểm cung không đủ cầu” - anh Sáu cho biết thêm.

 

Heo rừng mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Phạm Văn Sáu
Heo rừng mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Phạm Văn Sáu

Để giảm bớt rủi ro trong sản xuất, thời gian qua, chính quyền xã Đắk Ha (Đắk Glong, Đắk Nông) đã tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân đưa nhiều loại cây trồng, vật nuôi có hiệu quả vào phát triển. Qua thực tế cho thấy, những hộ gia đình áp dụng chủ trương trên đều mang lại hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.  

Ông Phạm Quang Quyết, Phó chủ tịch UBND xã Đắk Ha (Đắk G’long) cho biết: “Mô hình heo rừng lai của anh Phạm Văn Sáu là một ví dụ điển hình về thành công trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Đây là loại vật nuôi có sức đề kháng tốt, có thể tận dụng nguồn thức sẵn có trong tự viên, nên phù hợp với người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động bà con nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi heo rừng lai”.

Từ cách nuôi phù hợp cộng với nguồn giống đảm bảo, nên mô hình chăn nuôi của gia đình anh Phạm Văn Sáu ngày càng thành công. Heo rừng lai mang lại cho anh Sáu nguồn thu khoảng 300 triệu đồng/năm. Nếu kể cả lượng phân chuồng khoảng 100m3/năm được tận dụng bón cho cây trồng thì mô hình này mang lại lợi ích rất lớn.

 

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Văn Bàn đồng lòng dựng cuộc sống mới

    Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.

  • Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Những cách làm sáng tạo đưa sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa

    Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

Top