Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 5 năm 2019 | 10:40

Dịch tả lợn châu Phi vô cùng nguy hiểm

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới nếu không có những giải pháp tích cực thì dịch tả lợn châu Phi sẽ lan rộng, vào cả những hộ chăn nuôi lớn.

Giải trình trước Quốc hội sáng nay (31/5), về bệnh dịch tả lợn châu Phi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết như vậy.

 

bonn.jpg

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

 

Ông Cường cho rằng, bệnh hết sức nguy hiểm khi tấn công vào đàn lợn sẽ gây chết 100%. Loại virus này tồn tại trong điều kiện thời tiết bình thường và lây truyền rất nhanh qua nhiều con đường. Nguy hiểm hơn, đến nay chưa có thuốc phòng và chữa bệnh này. 

Theo ông, đây là vấn đề rất lớn, trong lịch sử chưa bao giờ xảy ra với ngành chăn nuôi trên thế giới. Dịch đã lan đến Việt Nam, trong khi đó ngành chăn nuôi lợn nước ta chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp; giá trị ngành nông nghiệp hiện khoảng một triệu tỷ đồng thì chăn nuôi lợn chiếm khoảng 90.000 tỷ, gần bằng 10%. 

Hiện, thịt lợn chiếm 70% thực phẩm trong bữa cơm của người dân. Và đây là khu vực giải quyết sinh kế cho 2,4 triệu hộ dân nhỏ lẻ và khoảng 10.000 hộ chăn nuôi trang trại. 

Do vậy, khi dịch xảy ra ở Trung Quốc ngày 23/8/2018, sau một tuần Việt Nam đã ban hành công điện khẩn yêu cầu ngăn chặn từ xa bằng các biện pháp kiểm soát cửa khẩu, biên giới. Đáng tiếc là đến ngày 1/2, ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Hưng Yên. Dù các cơ quan chức năng, hộ chăn nuôi, người dân đã triển khai nhiều giải pháp, song do những đặc thù của loại bệnh này, đến nay dịch đã lan tới 48 tỉnh, thành, hơn 300 huyện, hơn 3.000 xã với 2 triệu con lợn (117.000 tấn) bằng 6,5% tổng đàn lợn toàn quốc. "Đây là thiệt hại vô vùng lớn", ông Cường nói.

Ngoài ra, với điều kiện thời tiết diễn biến phức phạt, điều kiện chăn nuôi liên kề như hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì bệnh sẽ tiếp tục lan nhanh và quy trở lại những ổ dịch 30 ngày không phát bệnh trở lại (60 xã). 

"Chúng ta còn 94% đàn lợn sạch, chưa có bệnh nên cần tuyên truyền các biện pháp phòng dịch", ông Cường cho biết. 

Chính phủ và ngành nông nghiệp đã đưa ra những nhóm giải pháp để đối phó dịch bệnh như: Ngăn chặn không để lan tỏa bằng biện pháp an toàn sinh; giảm thiệt hại cho nền kinh tế bằng tuyên truyền kêu gọi người dân không quay lưng với thịt heo sạch; không tăng đàn vào lúc này vì nguy cơ rủi ro rất cao; tập trung thức đẩy nhưng nhóm tăng trưởng khác như chăn nuôi gia súc, chống rủi ro nguy cơ về dịch bệnh để hạn chế thiệt hại. 

Đồng thời, tập trung vào các giải háp trung hạn thúc đẩy nhanh nghiên cứu khoa học, theo hướng nghiên cứu vắc xin phòng bệnh. 

Đề phòng khủng hoảng thiếu thịt lợn, Bộ Công Thương đã cùng các đơn vị liên quan bàn giải pháp dự trữ thịt lợn đông lạnh, Chính phủ sẽ có biện pháp khuyến khích hỗ trợ. Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn khuyến cáo người dân không tăng đàn lợn lúc này, vì nguy cơ rủi ro cao; thúc đẩy các nhóm chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò); gia cầm; thuỷ sản.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tập trung nghiên cứu vắcxin; thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân và các thành phần kinh tế.

“Thủ tướng đã giao bộ ngành nghiên cứu chính sách hỗ trợ người nuôi lợn. Đồng thời, giao cho ngành nông nghiệp tổng kết chiến lược chăn nuôi 2008-2019 để xây dựng kịch bản chiến lược mới để đảm bảo phát triển, san sẻ rủi ro, không để vào một lĩnh vực.

Đây là dịch bệnh vô cùng nguy hiểm rất mong có sự chia sẻ chung”, ông Cường nói.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện

    Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện

    Huyện Núi Thành sau 3 năm thực hiện Kết luận số 91 ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã có nhiều dấu ấn, nhất là phát triển nông nghiệp toàn diện, thích ứng với biến đổi khí hậu.

  • Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

    Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững

    Các lĩnh vực của ngành nông nghiệp (NN) đang đẩy mạnh chuyển đổi số, tuy nhiên, quá trình số hóa đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ lệ nông dân có khả năng tiếp cận và áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất (SX) vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp và hộ SX nhỏ chưa có đủ nguồn lực tài chính để đầu tư vào các hệ thống NN thông minh. Điều này tạo ra rào cản trong việc ứng dụng công nghệ số vào SX NN.

  • Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ

    Hà Tĩnh có gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ còn hiệu lực với các sản phẩm thế mạnh như: lúa, bưởi, cam,… góp phần tạo ra những giá trị mới trong sản xuất.

Top