Ngày 21/5, tại Đồng Tháp, trong khuôn khổ Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022, diễn ra Hội thảo nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm từ sen Đồng Tháp.
Triển vọng phát triển từ ngành hàng sen Đồng Tháp rất lớn, nhiều vùng trồng sen được mở rộng, nhiều sản phẩm đặc sản, hàng quà tặng nguyên liệu từ sen phong phú, đa dạng, đã có nhiều sản phẩm OCOP được làm từ sen.
Sen biểu tượng đặc trưng của Đồng Tháp.
Sen là một trong những ngành hàng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đồng Tháp và là nơi được biết đến với những cánh đồng sen bạt ngàn. Trong những năm qua, Đồng Tháp đã xây dựng, khai thác hiệu quả kinh tế từ cây sen mang lại gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đến nay, đã có hơn 20 sản phẩm chế biến từ sen được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang về giá trị kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, diện tích trồng sen của Đồng Tháp giảm mạnh do dịch sâu bệnh và giá sen không ổn định.
Hội thảo đã khái quát tổng thể về tình hình triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ trong hỗ trợ phát triển sản phẩm sen tỉnh Đồng Tháp; thực hiện Đề án “Phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp giai đoạn 2021- 2025 và định hướng tới năm 2030”.
Trong đó, các diễn giả đã nêu vấn đề để sen Đồng Tháp phát triển xứng tầm cần nhiều giải pháp như: xây dựng trung tâm bảo tồn, lưu giữ các giống sen; tuyển chọn và lai tạo được bộ giống sen mới, thích hợp với điều kiện sinh thái của địa phương; xây dựng cơ sở chuyên ươm tạo, nhân giống sen; nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kỹ thuật trồng, canh tác sen và các quy trình kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến sâu về sen; xây dựng các vùng, mô hình sản xuất sen có quy mô lớn để đảm bảo có thể sản xuất được cây sen theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ; xây dựng một số mô hình sản xuất sen kết hợp với làm du lịch sinh thái; Tăng cường đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, cho ngành sen; xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “sen Đồng Tháp” cho sản phẩm cây sen Đồng Tháp và Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen.
Có 20 sản phẩm, hàng quà tặng từ sen của Đồng Tháp đạt tiêu chuẩn từ 3 - 4 sao OCOP.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương đã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ cây sen, nhiều sản phẩm OCOP được phát triển từ ngành hàng sen. Để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng sen Đồng Tháp trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục kết nối nông dân, doanh nghiệp để tạo ra vùng nguyên liệu lớn, đáp ứng các tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Đồng thời, xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm từ sen gắn với phát triển du lịch của Đồng Tháp:
“Đây là ngành hàng chủ lực được ưu tiên đầu tư, phát triển vùng quy hoạch canh tác, ổn định sản lượng cũng như chất lượng theo hướng hữu cơ, an toàn. Ưu tiên nghiên cứu để có sản phẩm tinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, chúng ta có vùng trồng, có kỹ thuật canh tác tốt, chúng ta có khâu sơ chế, tôn tạo thành những sản phẩm có giá trị để chúng ta phát triển ngành này theo hướng sạch, tinh tế và làm tăng chuỗi giá trị, đây là hướng mà tỉnh Đồng Tháp đang ưu tiên phát triển”, ông Đoàn Tấn Bửu nói.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.