Hơn 8 tỷ đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được sử dụng để xây dựng một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch tại xã Điền Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), vậy nhưng, đường thi công vừa xong đã bị rạn nứt.
Những ngày qua, nhiều người đang đặt ra nghi vấn về chất lượng của tuyến đường giao thông huyết mạch tại xã Điền Hòa. Ghi nhận bằng mắt thường thấy đây là tuyến đường được thiết kế rộng 02 làn xe và ta luy 2 bên để tạo cảnh quan cây xanh. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tuyến đường này mới được nâng cấp vào cuối năm 2019.
Việc chỉnh trang, nâng cấp tuyến đường đã mang lại sự tươi sáng cho địa phương, tuy nhiên, điều khiến người dân băn khoăn chính là dù hoàn thành chưa lâu nhưng tuyến đường này đã xuất hiện hàng loạt vết rạn nứt.
Chứng kiến quá trình thực hiện, người dân ở đây cho biết, có nhiều lúc đơn vị thi công sử dụng nước ở các mương tưới đồng để trộn bê tông đổ tuyến đường này và với thực trạng sớm xuất hiện những hư hỏng tại đây, nhiều người nghi ngờ về chất lượng của công trình nói trên.
Thực tế không khó để nhìn ra những vết nứt dài loằng ngoằng cắt ngang, cắt dọc bề mặt tuyến đường bê tông ở đây. Nhiều vết nứt cong queo được khéo léo ngụy trang thêm lớp nhựa đường khiến người xem tưởng đây là khe co, khe giãn; nhưng dù quét hay không thì tất cả vết nứt đều nằm chình ình trên tuyến đường trước sự chứng kiến của người dân qua lại.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Phúc, Chủ tịch UBND xã Điền Hòa, cho biết, con đường nói trên là dự án đường Hương Thôn, xã Điền Hòa, do xã này làm chủ đầu tư và được thi công bởi Công ty TNHH Hùng Hậu. Nguồn vốn dành cho dự án là hơn 8 tỷ đồng và được lấy từ ngân sách của CT MTQG.
Phần thi công xây lắp được chia thành 02 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có một túi hồ sơ riêng. Nội dung và quy mô xây dựng được xác định: nền đường rộng: Bn = (0,5+6,0+0,5)m=7,0m; mặt đường bê tông xi măng M250 (phần mở rộng dày 18cm, phần nâng cấp dày 12cm), dưới lót tấm nylon; nền và lề đường đắp đất đầm chặt K95…
Ông Phúc cho rằng, trước đây, tại xã, cứ mỗi cặp trai - gái nên vợ nên chồng sẽ tham gia đóng góp xây dựng đường bê tông dài khoảng 3m, rộng khoảng 3m cho tuyến đường huyết mạch này nên người dân địa phương thường gọi đây là “con đường hạnh phúc”.
Quay trở lại vấn đề hư hỏng của tuyến đường bê tông tại dự án đường Hương Thôn, ông Phúc cho biết, sẽ cho người kiểm tra lại và liên hệ nhà thầu để có hướng xử lý.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã, đại diện của chủ đầu tư dự án cho biết, khi thi công đúng là Công ty TNHH Hùng Hậu có sử dụng nước ao hồ ở xung quanh rồi trả tiền cho người dân, tuy nhiên, mực nước ở ao hồ đó sâu và nguồn nước trong nên hoàn toàn đảm bảo về mặt chất lượng.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, cho biết, ông sẽ đôn đốc các đơn vị có liên quan, đặc biệt là xã Điền Hòa, nghiêm túc kiểm tra và chỉnh sửa những hư hỏng nếu có.
Qua quá trình tiến hành thi công tuyến đường Hương thôn và những hư hỏng sớm xuất hiện ở đây, nhiều người băn khoăn về công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn, công tác kiểm tra giám sát thi công công trình… của UBND xã Điền Hòa.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về sự việc này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.