Theo các thương lái, thiếu hàng là một trong những lý do khiến giá lợn hơi bị đẩy cao và nếu tình trạng khan hiếm lợn kéo dài, rất có thể giá lợn sẽ bị đẩy cao hơn nữa.
Sản phẩm thịt lợn sau khi chế biến được để trên giá đảm bảo vệ sinh thực phẩm. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Sau một thời gian khi các doanh nghiệp lớn đồng loạt giảm giá lợn xuống khoảng 75.000 đồng/kg và được duy trì ổn định thì những ngày gần đây, giá lợn hơi tại các địa phương, đặc biệt là miền Bắc, liên tục tăng cao, nhiều nơi đang ở mức từ 86.000-87.000 đồng/kg.
Nhận định của một số doanh nghiệp, trang trại lớn là do thiếu hàng, nguồn cung vẫn ở mức thấp.
Anh Lê Tiến Dũng, ở khu 1 Đồ Sơn, Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cho biết, hiện giá lợn ở trên địa bàn đang ở mức từ 86.000-87.000 đồng/kg. Mặc dù anh Dũng không có lợn bán nhưng lợn được các thương lái thu mua tại địa phương đang ở mức như trên.
Trong khi đó, cách đây khoảng 1 tuần, giá lợn ở khu vực này ở mức từ 79.000-80.000 đồng/kg, thấp hơn so với hiện tại khoảng 5.000-6.000 đồng/kg.
Anh Lê Tiến Dũng cho biết, hiện trang trại của anh cũng chưa có lợn xuất bán, phải khoảng 2 tuần nữa anh mới lứa xuất chuồng có khoảng từ 50-60 con. Trước đây anh có 100 con nái, do lo ngại dịch bệnh anh phải bán đi 50 con. Hiện anh chỉ tái đàn với lượng con giống do 50 con nái đẻ ra chứ chưa dám tăng đàn do lo ngại nguy cơ cao từ dịch bệnh.
Liên tục được thương lái hỏi mua lợn những gần đây, ông Trần Quốc Toản, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là chủ một trang trại có quy mô khăn nuôi khá lớn cũng cho biết, giá lợn những ngày gần đây tăng liên tục. Hiện, thương lái đang ráo riết lùng mua lợn, nhưng nguồn cung lợn từ các trang trại, người dân ở địa phương khá ít vì người nuôi e ngại vào đàn, giá lợn giống lại quá cao.
Theo các thương lái, thiếu hàng là một trong những lý do khiến giá lợn hơi bị đẩy cao và nếu tình trạng khan hiếm lợn kéo dài, rất có thể giá lợn sẽ bị đẩy cao hơn nữa.
Trong khi đó, do bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vắcxin nên rủi ro tái đàn vẫn còn rất cao với người chăn nuôi. Bên cạnh đó, theo ông Toản, hiện giá lợn giống khoảng 2,6 triệu đồng/con (khoảng 7kg), chi phí cho chăn nuôi an toàn sinh học cũng tăng đáng kể. Người chăn nuôi có lãi nhưng rủi ro bị tái dịch cũng đang rất cao nên chỉ có những trang trại giữ được lợn đợt dịch vừa qua mới dám tái đàn.
Theo đại diện Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, hiện giá lợn của công ty vẫn đang bán ra ở mức 75.000 đồng/kg.
"Giá doanh nghiệp đang bán ra rất thấp so với giá trên thị trường nên nếu thị trường tiếp tục giữ ở mức cao hoặc tăng thì doanh nghiệp khó giữ giá như hiện nay," đại diện doanh nghiệp này cho hay.
Một doanh nghiệp ở Đồng Nai cho biết, giá lợn ở khu vực miền Nam vẫn khoảng 75.000 đồng/kg. Với giá lợn hiện nay, người chăn nuôi có lãi nên khả năng mong muốn tái đàn cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thất thoát trong tái đàn vẫn rất cao với trên 20%, người chăn nuôi vẫn chưa đầu tư tái đàn mạnh do dịch tả lợn châu Phi chưa có vắc xin. Nếu kiểm soát dịch bệnh tốt, người dân sẽ tái đàn ngay.
Về giá lợn liên tục trồi sụt trong thời gian gần đây, doanh nghiệp này cho hay, quyết định giá là do cung-cầu. Điển hình, giá gà trắng hiện ở Đồng Nai đang ở mức dưới 15.000 đồng/kg, giá quá thấp do nguồn cung gà tăng quá cao. Tương tự với lợn, giá còn cao cho thấy nguồn cung còn thấp, lượng tái đàn còn chưa cao.
Doanh nghiệp này cũng lo ngại, nếu giá lợn hơi miền Bắc và miền Nam tiếp tục chênh lệch quá cao như hiện nay sẽ có hiện tượng vận chuyển lợn giữa các địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương tập trung tái đàn nhanh, hiệu quả.
Theo thống kê của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con; trong đó, có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn, trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, dự báo tháng 3 lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt khoảng 350.000 tấn; tháng 4 khoảng 360.000 tấn; tháng 5 khoảng 360.000 tấn; tháng 6 khoảng 365.000 tấn. Quý 3/2020, dự báo lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt 1,098 triệu tấn; quý 4/2020 là 1,145 triệu tấn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.