Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 26 tháng 12 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 5 năm 2020 | 17:39

Hà Tĩnh vào mùa gặt

Khi nắng hè vào “cự điểm” oi ả nhất, ấy là khi những cánh đồng lúa xuân ở Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch. Màu nắng, màu lúa chín quyện vào nhau như sắc mật ong sóng sánh. Nhà nông chẳng mùa nào thảnh thơi, nhưng mùa gặt tháng 5 có lẽ là mùa gặt hối hả nhất.

Một mùa vụ nhiều khó khăn
 
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, vụ thu hoạch lúa xuân năm nay đến sớm hơn 7- 10 ngày so với các năm trước. Nguyên nhân chính là do điều kiện lượng tích ôn cao (cao hơn cùng kỳ năm 2019 là 61 độ C và trung bình cùng kỳ nhiều năm 355 độ C).
 
f0.JPG

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đi kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Can Lộc.

 
Vượt qua những vất vả của ngày đầu vụ sản xuất, vụ xuân 2020 được đánh giá là khó khăn nhất từ trước tới nay khi thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số bệnh gây hại trên lúa như: đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng... xuất hiện ở các địa phương, đặc biệt là đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều hành, tổ chức thực hiện sản xuất. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cao của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm, đồng thuận của nhân dân, vụ xuân 2020 ở Hà Tĩnh nhìn chung vẫn đảm bảo ổn định về năng suất, sản lượng.
 
f3.JPG
Huyện lúa Đức Thọ bội thu vụ lúa xuân 2020 với năng suất 62 tạ/ha.
 
Bước đầu ước tính năng suất bình quân vụ xuân 2020 đạt 55,27 tạ/ha, gần bằng vụ xuân 2019 (55,69 tạ/ha). Trong đó, một số huyện đạt cao như: Đức Thọ (62 tạ/ha), Vũ Quang (60 tạ/ha), Can Lộc (58 tạ/ha),...
 
f6.JPG

Nhờ có máy gặt đập liên hợp, tiến độ thu hoạch lúa của người nông dân Thạch Hà được đẩy nhanh.

Huyện Can Lộc gieo cấy 9.333 ha lúa xuân, hiện nay đã thu hoạch được 50% diện tích, dự kiến năng suất bình quân toàn huyện đạt 58 ta/ha. Ba tháng qua, Can Lộc đã phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, bám sát từng giai đoạn sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh đúng kỳ để giành thắng lợi vụ lúa xuân 2020.
 
f5.JPG
Lúa gặt xong được thương lái thu mua tận ruộng với giá 6.000 đồng/kg.
 
“Nhà tôi làm 7 sào giống Nếp 98 và VTNA2, lúa chín đến đâu, lòng như nhẹ nhõm, trút bỏ được nỗi lo lắng vì một mùa vụ nhiều khó khăn. Năm nay, thu hoạch sớm hơn, lúa được nắng, được mùa, năng suất ước chừng 3,2-3,5 tạ/sào (sào 500m2), thương lái đến tận ruộng mua”, bà Nguyễn Thị Hồng, thôn Thành Đồng, xã Thanh Lộc (huyện Can Lộc) phấn khởi chia sẻ.
 
f2.JPG
Nông dân xã Thanh Lộ trong niềm vui được mùa.
Thêm nhiều giống lúa mới chất lượng tốt
 
Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ, toàn huyện có 6.511 ha lúa vụ xuân. Vụ lúa xuân năm nay, năng suất bình quân toàn huyện ddattj khoảng 62 tạ/ha, nơi đạt đỉnh 65 tạ/ha, vượt cao hơn năm trước.
 
Bên cạnh những dòng giống mang thương hiệu của vùng thâm canh bậc nhất như: P6, Nếp 98… thì huyện Đức Thọ thường xuyên tìm lọc bộ giống chất lượng mới, sẵn sàng nguồn bổ sung cơ cấu chủ lực như: Thái Bắc 1798, ADI 168, Bắc hương 9 và ST 24.
f7.JPG
 
f4.JPG

Những bao lúa tươi được tuốt ngay trên chân ruộng và được để lên xe chở về sân phơi....

Ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ, cho biết: "Để đảm bảo thu hoạch tập trung vụ lúa xuân 2020, huyện đã chỉ đạo các địa phương huy động máy gặt, tranh thủ thời gian nắng ráo, lúa chín tới đâu gặt tới đó, nhất là đối với những trà sau 30/4. Tiếp đó, sẵn sàng phương án sản xuất hè thu như: thực hiện quy trình cho “đất nghỉ” sau vụ xuân, chuẩn bị giống lúa ngắn ngày cơ cấu vụ hè thu theo chỉ đạo của tỉnh”.
 
Cùng với các địa phương khác, Cẩm Xuyên cũng đang bắt đầu vào mùa gặt mới. Màu lúa chín đã phủ khắp các cánh đồng, những chiếc máy gặt đập liên hợp ầm ù chạy băng băng liền mạch nhờ vào việc cơ cấu những cánh đồng liền vùng, liền thửa; cánh đồng 1 giống. Lúa xuân ở Cẩm Xuyên vượt qua mấy “cửa ải” về tác động của thời tiết bất thường, nguy cơ dịch bệnh tấn công… đã bật lên gam màu vàng tươi, cho năng suất khá.
 
 
f9.JPG
Nếp 98 trên đất Cẩm Xuyên
 
Ông Hoàng Văn Dũng, thôn 4, xã Nam Phúc Thăng (huyện Cẩm Xuyên), cho biết: Gia đình tôi nhiều năm tiên phong tham gia các mô hình giống mới nhưng chưa bao giờ được mùa như giống Nếp 98, Bắc Hương 9 ở vụ xuân này. Giống không chỉ cho năng suất vượt trội mà còn có nhiều ưu điểm như: dễ làm, ít đổ ngã và ít nhiễm sâu bệnh, tính ra năng suất đạt 3,0-3,5 tạ/sào.
 
f8.JPG
Ông Hoàng Văn Dũng, thôn 4, Nam Phúc Thăng phấn khởi vì dù trải qua mùa vụ vất vả nhưng kết quả được mùa.
 
Ông Hoàng Kim Túy, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng, cho biết: “Vụ xuân 2020, Nam Phúc Thăng sản xuất gần 1.200 ha lúa với cơ cấu các giống Nếp 98, Khang dân 18, NA6, Bắc Hương 9… Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, sâu bệnh, quá trình chỉ đạo sản xuất liên tục được bổ cứu kịp thời. Đến nay, toàn xã đã thu hoạch được 15% diện tích. Chúng tôi vừa chỉ đạo thúc đẩy tiến độ thu hoạch vụ xuân, vừa tiếp tục bổ cứu về công tác chỉ đạo để chuẩn bị cho vụ hè thu sắp tới”.
 
f13.JPG

Những bông lúa vàng ươm chờ tay người gặt.

 
Vụ xuân chưa qua, hè thu đã sắp cận kề, các địa phương ở Hà Tĩnh cũng đang dồn sức chạy đua cùng thời vụ, quyết tâm hoàn tất thu hoạch vào cuối tháng 5 này. Và khi cánh đồng xuân được giải phóng cũng là lúc giống mới cho vụ hè thu đã sẵn sàng.
 
 
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Vốn chính sách góp phần xây dựng Lạng Sơn ngày một giàu đẹp, văn minh

    Những năm qua, nguồn vốn chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành động lực quan trọng, đồng hành với người dân Lạng Sơn trong hành trình giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng tỉnh ngày một giàu đẹp, văn minh.

  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

Top